Bác Sĩ Mổ Cặp Song Sinh Việt Đức

Bác Sĩ Mổ Cặp Song Sinh Việt Đức

Sáng 15-7, tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), gần 100 y bác sĩ đã tiến hành đại phẫu tách dính cơ thể dính nhau vùng bụng chậu từ trong bụng mẹ cho hai bé song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi.

Ký ức về cuộc phẫu thuật kỳ tích

Trò chuyện với Kilala vào một ngày cuối tháng 9, anh Đức nhớ lại: “Đó là thời điểm sau Giải phóng, nền y tế, kinh tế của nước nhà vẫn còn eo hẹp, chưa phát triển lắm nhưng đã được hỗ trợ sâu sắc như vậy. Từ thuốc men, máy móc, tới những người bác sĩ giỏi nhất của Nhật Bản. Khi trưởng thành và nhìn lại ca mổ của mình, tôi cho đó là một sự phi thường”.

Ký ức khiến anh Đức nhớ mãi không quên về ca phẫu thuật là bản thân đã phải trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau. “Lúc đó, tôi vẫn còn nhỏ, chỉ mới 8 tuổi thôi, còn hồn nhiên, yêu đời lắm, chưa biết mổ là gì, đau đớn là như thế nào. Sau khi trải qua 17 tiếng đồng hồ trên bàn mổ, lúc tỉnh dậy, tôi mới cảm nhận được đau đớn và bắt đầu biết rằng mình đã thật sự có cuộc sống độc lập hoàn toàn, không còn lệ thuộc vào sự dính nhau với anh mình” – anh hồi tưởng.

Cặp song sinh Việt – Đức trước khi được phẫu thuật tách rời.

Sau ca phẫu thuật lịch sử, hai anh em được chuyển đến sống tại làng Hòa Bình - Bệnh viện Từ Dũ trong sự thiếu vắng người thân. Trong thời gian ở tại đây, sức khỏe anh trai Việt suy yếu dần rồi qua đời vào ngày 6/10/2007.

“Anh mình đã sống được với mình 19 năm. Đó là một điều quá tuyệt vời. Anh đã phải mang trên mình nhiều căn bệnh nan y cùng các thiết bị nhân tạo. Ngay từ khi sinh ra, mình và anh đã là những đứa trẻ mồ côi bố mẹ. Mình đã mất một người anh mình gắn bó như vậy nên cảm xúc lúc đó của mình khó tả lắm”, anh Đức tâm sự.

Cậu bé Đức vẫn có thể đạp xe vun vút dù khiếm khuyết chân.

Sinh ra không được lành lặn như bao đứa trẻ khác, lại sớm bị tách khỏi cha mẹ, thật khó để không cảm thấy cuộc sống bất công với mình. “Nhưng đến một lúc, tôi nghĩ nếu cứ tiếp tục tiêu cực mãi như vậy thì tương lai sẽ như thế nào, cuộc sống của mình sẽ đi về đâu”, anh nói.

“Do đó, tôi đã cố gắng gạt bỏ suy nghĩ tiêu cực đó mà hướng tới tương lai. Độc lập, vượt qua từ việc học tập cho đến sinh hoạt cho tới va chạm xã hội, bươn chải trong cuộc sống, để có được những bài học từ thất bại, rồi mới có được chút thành quả như ngày hôm nay”.

Biến những thiệt thòi thành động lực, anh luôn tâm niệm rằng cuộc sống của mình không chỉ cho chính mình mà còn phải sống vì phần của người anh song sinh đã khuất. Tính từ năm 1988 đến nay, dù đã phải trải qua trên 10 ca phẫu thuật khiến sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều, nhưng anh vẫn giữ được tinh thần lạc quan khiến nhiều người nể phục.

Thậm chí trong thời gian 2 năm điều trị, dưỡng bệnh tại Bệnh viện Kobe sau cuộc đại phẫu, anh còn tự học tiếng Nhật ngay trên giường bệnh với sự hỗ trợ từ các y bác sĩ. Vốn tiếng Nhật này đã trở thành nền tảng để sau này, anh đảm đương nhiều vị trí liên quan đến kết nối Việt Nam – Nhật Bản.

Cái tên Nguyễn Đức thường được mọi người gắn với chữ “phi thường”. Không chỉ bởi ca phẫu thuật kỳ tích mang tính lịch sử, mà còn về những việc anh đã làm để cống hiến cho cộng đồng, bất chấp những khiếm khuyết về cơ thể.

Anh Đức vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, cống hiến hết mình cho cộng đồng và mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, anh Đức đang là Đại sứ Hòa bình, giáo viên thỉnh giảng của đại học Quốc Tế Hiroshima kể từ năm 2017. Anh từng đến Nhật Bản hơn 50 lần để truyền cảm hứng cho người khuyết tật, cũng như các học sinh, sinh viên và người dân ở đây.

Anh cố gắng lan tỏa những thông điệp quan trọng tới lớp trẻ, như nỗ lực trong học tập, công việc và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Đặc biệt, thông qua thân phận là nạn nhân chất độc màu da cam, anh Đức truyền đi thông điệp chiến tranh là sự mất mát rất lớn từ con người, vật chất đến hạ tầng và hy vọng các bạn trẻ sẽ luôn quý trọng nền hòa bình.

Anh Đức giảng dạy tại Đại học Hiroshima.

Còn ở Việt Nam, anh hiện giữ chức vụ Uỷ viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt – Nhật và là Giám đốc cố vấn của công ty xúc tiến thương mại Việt Nam – Nhật Bản nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt đến Nhật lao động, sinh hoạt, có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa Nhật.

Năm 2012, anh sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Duc Nihon – Vì một thế giới đẹp tươi với mục đích hỗ trợ những số phận kém may mắn trong xã hội Việt Nam và Nhật Bản, bởi theo anh có rất nhiều em mang tình trạng khuyết tật nặng hơn cả mình, không đơn giản là mất tay, mất chân mà có khi bị chết não.

Hoạt động tại Việt Nam, Duc Nihon lấy trọng tâm là những dịp lễ như ngày Vì nạn nhân chất độc màu da cam (10/08), ngày Thương binh liệt sĩ (27/07), hoặc dịp lễ 2/9, 30/4 -1/5. để cùng bạn bè, các nhà hảo tâm Nhật - Việt đóng góp cho những người gặp thiệt thòi trong cuộc sống, giúp họ có thêm động lực, chút niềm vui trong ngày lễ.

Anh Đức hướng dẫn đoàn khách tham quan Nhật Bản tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

Chuyến đi thăm tặng quà và bánh Trung Thu cho trẻ em khuyết tật mồ côi Gò Vấp nhân dịp Tết Trung Thu 2022 của Duc Nihon.

Anh Đức cho biết cơ duyên để bản thân bắt đầu những vị trí mang tính kết nối Việt – Nhật như trên chính là từ ca phẫu thuật năm 1988. Khi nhận được quyết định bổ nhiệm, anh cảm thấy rất tự hào, đây cũng là điều kiện tốt nhất để anh giới thiệu văn hóa, con người Việt Nam đến với bạn bè Nhật Bản và quốc tế.

Anh Nguyễn Đức được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản vào năm 2021.

Trước cột mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam vào năm 2023, bản thân anh Đức cho biết vì đang là Đại sứ Hòa bình tại Nhật nên có thể sẽ tham dự nhiều sự kiện do Nhà nước, Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức. Còn về Duc Nihon – Vì một thế giới đẹp tươi, anh bật mí về kế hoạch tổ chức chương trình giao lưu văn hóa và hội trại để các bạn sinh viên tham quan, tìm hiểu văn hóa hai nước và một số hoạt động từ thiện khác.

Chỉ mong được nhìn thấy hai con trưởng thành

Nhắc về mái ấm hiện tại mà anh cùng vợ xây đắp, với “thành tựu” là hai đứa con song sinh Phú Sĩ, Anh Đào, anh Đức vui vẻ bật mí: “Vợ là người ngỏ lời trước với tôi!”

Nhớ lại chuyện cũ, anh trải lòng: “Thật ra, để có được cuộc sống hạnh phúc như thế này, tôi đã mất 2 năm để thuyết phục gia đình nhà vợ. Lúc đó, mẹ vợ cũng như các anh chị trong nhà nghĩ rằng chắc tôi chẳng làm được gì. Nhưng tôi đã hành động như một người bạn trai bình thường. Ở nhà vợ lúc đó, đèn hư thì tôi leo lên sửa, nóc nhà bị hư máng nước, tôi cũng leo lên mái nhà sửa, rồi chở mẹ vợ đi chợ, mua sắm, đi chùa.

Từ đó, mọi người mới suy nghĩ khác và tôi chính thức trở thành con rể. Cuộc sống sau đám cưới bận rộn với con cái, mọi người mới nhận ra rằng đó là một người đàn ông thực sự và bắt đầu đặt niềm tin vào tôi đến tận ngày hôm nay”.

Tiệc sinh nhật hai bé Phú Sĩ và Anh Đào tròn 10 tuổi.

Hiện tại, trong gia đình, vợ anh đảm nhận về nội trợ chăm sóc con cái, còn anh cáng đáng về tài chính. Nói về các con, anh Đức bật mí rằng hai bé dù ít tâm sự, nhưng khi anh bệnh, đi làm về mệt, thì hai con luôn là người động viên, chia sẻ rất nhiều, hiểu rõ sự vất vả của cha.

Chọn đặt tên hai bé là Phú Sĩ và Anh Đào, anh Đức cho biết: “Đó là cái tên rất ý nghĩa với văn hóa Nhật Bản. Nó cũng là cái tên tôi dùng để cảm ơn tới toàn thể người dân Nhật Bản bởi nếu không có bạn bè Nhật Bản thì không có Đức ngày hôm nay”.

Hai bé song sinh Phú Sĩ và Anh Đào.

Anh bộc bạch thêm: “Hai bé hiện nay đang học lớp 8 và phát triển rất tốt. Nhìn lại cuộc đời của mình đã đi được nửa đoạn đường, điều mong muốn ở đây với tôi không phải là giàu sang, phú quý gì cả, mà tôi ước muốn rằng với thể chất của mình, chỉ mong được nhìn thấy hai bé 18 tuổi trưởng thành, là một công dân có ích cho xã hội”.

Anh cho biết gia đình bốn người cũng đã đến nước Nhật vài lần. “Trong tương lai, tôi cũng mong muốn vào một lúc nào đó, cả bố mẹ và hai bé sẽ cùng nhau đi Nhật vào thời điểm mà hai bé đã trưởng thành để hai con được tận hưởng như thế nào là Nhật Bản”.