Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Socialist Republic of Vietnam)
Cơ hội kết nối với Châu Âu và lợi ích cho sinh viên quốc tế
Nếu bạn muốn tham quan các nước Châu Âu khác thì thật dễ. Đường hầm qua eo biển, các chuyến bay giá thấp và thuyền phà thuận tiện làm cho các bạn không bao giờ cảm thấy mình đang ở quá xa các thành phố lớn, thủ đô của của các nước Châu Âu. Sự gần gũi với các nước Châu Âu khác tạo điều kiện cho nhiều cơ sở đào tạo của Vương Quốc Anh giới thiệu việc làm và kết hợp đào tạo cho sinh viên khi du học tại Anh
Vương quốc Anh không chỉ là nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, mà còn là điểm đến ý nghĩa cho những ai mong muốn khám phá, học tập và làm việc. Hãy liên hệ tư vấn du học GSE để nhận thêm thông tin chi tiết!
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi tại:
VP Hà Nội: Tầng 2 – Tòa nhà Toserco, 273 Kim Mã, Quận Ba Đình VP TPHCM: 255 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3 VP Anh Quốc: Shooters Hill Road, London SE18 4LP VP Sydney, Úc: 443 Chapel Road, Bankstown NSW 2200 Australia
HOTLINE – 1900 7211 |GSE.EDU.VN| [email protected] | FB: TƯ VẤN DU HỌC GSE
Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu... Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, mật ong... Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ... còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ...
Rừng của Việt Nam hiện đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên sinh. Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn lén nên gỗ và chim thú ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tài nguyên thuỷ hải sản
Sò huyết - một trong những hải sản quý của vùng biển Việt Nam
Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá... trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực... Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc...
Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu. Tài nguyên nước
Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển... chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống... Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước. Tài nguyên khoáng sản
Than - nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí (ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lượng dự báo khoảng 200-300 nghìn tấn, hàm lượng U3O8 trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì...); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit...).
Chiều nay (25/8), tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Thủ đô Vientiane, Lào diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm trưng bày chuyên đề “Đất nước, con người và văn hóa Việt Nam”.
Đây là sự kiện được Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 61 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2023), 46 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2023).
Tham dự có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, Đại diện cộng đồng người Việt Nam cùng đông đảo bà con cộng đồng người Việt và người dân Lào đang sinh sống và làm việc tại Thủ đô Vientiane.
Với trên 200 tài liệu là hiện vật, hình ảnh và tài liệu khoa học phụ được giới thiệu trong trưng bày chuyên đề, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu tới du khách tham quan tại Lào nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung những hình ảnh đẹp về thiên nhiên, đất nước, con người và sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, nội dung trưng bày cũng truyền tải những hình ảnh khắc họa rõ nét mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong hơn 60 năm qua. Đồng thời thể hiện, dù trải qua vô vàn thăng trầm của lịch sử, quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào anh em luôn được Đảng, Nhà nước và người dân hai nước ra sức gìn giữ, dày công vun đắp, trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc, đồng thời là quy luật phát triển chung của hai nước, trên con đường phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Theo ban tổ chức, thời gian trưng bày của triển lãm sẽ kéo dài từ nay đến hết ngày 25/9/2023.
Nổi tiếng về vẻ đẹp tự nhiên với những bãi biển dài bất tận, và những con người thân thiện yêu thích thể thao, Australia thường xuyên nằm trong top 5 đất nước lý tưởng cho việc định cư. Rất nhiều người ban đầu đến Australia (hay còn được biết đến là ‘Oz’) chỉ với ý định học tập, du lich hay làm việc trong một vài năm và kết quả là định cư lâu dài tại đây. Công ty tư vấn du học duhoctoancau.com xin giới thiệu đến các bạn tổng quan về đất nước con người Úc.
Nước Úc là một vùng đất của nhiều tương phản: các bờ biển cát vàng, các vùng biển san hô với đủ loại thực vật và sinh vật dưới biển, các khu rừng nhiệt đới, các rặng núi, các đồng cỏ phì nhiêu và một số sa mạc. Là một trong những đại lục lâu đời nhất trên thế giới, Úc có chiều rộng có thể so sánh bằng khoảng cách kéo dài từ Kuala Lumpur đến Ðài Bắc, và chiều dài từ Singapore đến Manila. Úc là nước duy nhất trên thế giới vừa là một quốc gia vừa là một đại lục. Úc có 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ. Các tiểu bang gồm New South Wales, Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria và Tây Úc. Hai vùng lãnh thổ chính là phía Bắc (Northern Territory) và Khu vực thủ đô (Australian Capital Territory). Ngoài ra, Úc còn có một số quần đảo như: Norfolk, Christmas, Cocos và Keeling, oral Sea Islands Territory….
Úc hơn 18 triệu dân, thuộc nhiều chủng tộc khác nhau và đến từ nhiều quốc gia. Những người dân Úc thân thiện và cởi mở đã khiến đất nước này trở thành một trong những địa điểm du lịch an toàn và thú vị nhất đối với khách quốc tế.
Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức của Úc. Nước Úc là một xã hội văn hóa đa dạng, dân chúng bao gồm các thành phần di dân đến từ nhiều nước trên thế giới, do đó Úc còn có thêm một số ngôn ngữ cộng đồng và lẽ dĩ nhiên có nhiều người Úc thông thạo các ngôn ngữ này. Theo thống kê, Úc có hơn 2 triệu 400 ngàn người sử dụng một ngôn ngữ khác tiếng Anh ở nhà. Riêng trong lãnh vực giáo dục và đào tạo, khoảng 15% số người đi học, đang nằm trong độ tuổi lao động, đã chọn tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai. Nói một các khác, tiếng mẹ đẻ của họ không phải là tiếng Anh. Dân chúng sinh sống tại khu vực thành thị phát âm hơi khác so với dân chúng sinh sống tại vùng đồng quê, nhưng so với các nước như Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada thì sự khác biệt này là không đáng kể. Các bạn không những có cơ hội trau giồi Anh ngữ qua những khóa đào tạo chuyên môn trong môi trường nói tiếng Anh, mà còn có thể theo học một số ngoại ngữ được giảng dạy trong các lãnh vực giáo dục khác. Trong thời gian học Anh ngữ tại Úc, các bạn sẽ có cơ hội học hỏi một số tiếng lóng và chắc chắn các bạn sẽ có những dịp cười thoải mái khi giải thích những từ lóng này cho bạn bè và người thân.
Khí hậu ở Úc ấm hơn Châu Âu và Châu Mỹ, đặc biệt phía Bắc có thời tiết nóng ẩm và tương tự vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Khí hậu ở đây có 4 mùa rõ rệt. Vào mùa hè, khí hậu ở đây khá nóng và khô, chỉ cần mặc quần áo mỏng nhẹ nhưng ban đêm nên mặc áo len hoặc áo khoác mỏng.. Mùa đông thời tiết lạnh, thỉnh thoảng có lúc nắng đẹp, gió nhẹ và buổi sáng sớm thường có sương mù. Những đêm đông tháng Bảy, nhiệt độ đôi khi xuống khoảng 0’C. Khu vực thủ đô ít khi có tuyết rơi nhưng ở các rặng núi thuộc công viên Quốc Gia Namadgi thì tuyết phủ gần hết mùa đông. Tạo nên 1 quang cảnh vô cùng hùng vĩ .
Bảng các mùa và nhiệt độ tại Úc
Nếu bạn du học đến Úc, đấy sẽ là chuyến đi mà bạn mang theo suốt đời.
♦ Thái đức Hoàng đế (1778-1793):
Niên hiệu: Thái Ðức. Tổ tiên anh em Tây Sơn vốn là người họ Hồ ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Khoảng những năm 1653-1657 quân Nguyễn đánh ra Ðàng Ngoài, chiếm được 7 huyện của trấn Nghệ An, khi rút về Nam họ đem theo rất nhiều dân ở các huyện trên vào sinh sống ở các vùng đất mới phía nam để khẩn hoang. Ông tổ của Tây Sơn cũng bị quân Nguyễn bắt và giam tại ấp Tây Sơn Nhất (nay là thôn An Khê, phủ Hoài Nhân, tỉnh Bình Ðịnh). Từ đó họ đổi sang họ Nguyễn. Ðến đời Nguyễn Phi Phúc lại dời sang Kiên Thành, huyện Tuy Viễn (Tuy Phước, Bình Ðịnh). Ông Nguyễn Phi Phúc lấy bà Nguyễn Thị Ðồng sinh được 3 người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Gia đình ông làm nghề buôn trầu, cuộc sống cũng khá giả. Anh em Nguyễn Nhạc đều được đi học và có thời gian đã theo học thầy giáo Hiến. Giáo Hiến nguyên là môn khách của Trương Văn Hạnh, ngoại hữu dưới thời Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777). Sau vì Hạnh bị Trương Phúc Loan giết, thầy giáo Hiến sợ bị liên luỵ phải chạy vào Quy Nhơn, mở trường dạy học ở ấp Yên Thái. Lúc đó quyền thần Trương Phúc Loan tác oai tác quái, lòng người ai cũng căm ghét. Nguyễn Nhạc xuất thân làm biện lại (thu thuế ở một trạm thuế trong vùng) nhưng vụ thuế năm Tân Mão (1771), thu được bao nhiêu Nguyễn Nhạc đánh bạc hết sạch. Ðể tránh sự truy tố của nhà cầm quyền, Nhạc bỏ chốn cùng hai em vào ở núi Thượng Ðạo, ấp Tây Sơn, dựng trại, lập đồn, xưng hùng khởi nghĩa. Cơ nghiệp triều Tây Sơn bắt đầu từ đây. Theo anh em Tây Sơn là những người can đảm đã từng bôn ba, bị cuộc sống dồn nén, xô đẩy đến bước đường cùng phải cầm vũ khí. Lại có cả những người thuộc các dân tộc miền núi thượng du vùng nam Trường Sơn... Bước đầu nghĩa quân đã có vài nghìn người. Anh em Tây Sơn thường sai quân đi cướp của những nhà giầu trong vùng rồi phân phát cho dân nghèo. Lúc bấy giờ trong vùng Quy Nhơn có Huyền Khê là một tay giàu có, ngầm giúp họ về tài chính. Nhờ đó Tây Sơn mộ lính sắm khí giới và theo đuổi mục tiêu cao hơn: lật đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng Tôn Dương. Mùa thu năm Quý Tỵ (1773), Tây Sơn đem quân ra đánh ấp Kiên Thành, chia đặt cơ quan cai quản trong vùng họ kiểm soát. Công việc sắp đặt và mưu mô ban đầu đều do Nguyễn Nhạc, một con người cơ trí và đóng vai trò chủ động. Bằng mưu kế trá hàng của Nguyễn Nhạc, quân Tây Sơn chỉ trong một đêm đã lấy được thành Quy Nhơn, sau đó tiến đánh Quảng Ngãi. Dưới chiêu bài tôn phò Ðông Cung Dương họ đánh chiếm được Phú Yên. Năm Bính Thân (1776), Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương, đúc ấn vàng, phong cho hai em: Nguyễn Huệ làm phụ chính, Nguyễn Lữ làm thiếu phó. Những người có công theo giúp cũng theo thứ bậc ban thưởng, Tây Sơn vương đóng đô tại thành Ðồ Bàn, trữ lương thực, luyện binh lính, điểm duyệt tướng sĩ, thu dùng những tay hào kiệt, lực lượng phát triển nhanh chóng. Giảng hoà với quân Trịnh, năm Ðinh Dậu (1777) Nguyễn Nhạc được phong làm Quảng Nam trấn thủ tuyên uý Ðại sứ cung Quốc công. Từ đó quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng tấn công quân Nguyễn ở phía Nam. Hai đạo quân thuỷ bộ do Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cầm đầu rầm rộ tiến vào Gia Ðịnh: Nguyễn Phúc Thuần và Ðông Công Dương đều bị chết trong trận đánh ở Long Xuyên, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Năm Mậu Tuất (1778) sau khi đã giết được chúa Nguyễn, đánh tan lực lượng của chúa Nguyễn ra khỏi cõi, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, thành lập một vương triều mới, đặt niên hiệu là Thái Ðức, phong Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân. Thế là từ lúc khởi binh năm Tân Mão (1771) đến năm Nguyễn Nhạc lên ngôi năm Mậu Tuất (1778) anh em nhà Tây Sơn đã phải chiến đấu trong 8 năm trường. Năm Giáp Thìn (1784) quân đội Tây Sơn đã đánh tan hai vạn thuỷ binh với 300 chiến thuyền giặc Xiêm ở Ðịnh Tường. Tháng 5 năm Bính Ngọ (1786), theo lệnh của Hoàng đế Nguyễn Nhạc, Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem đại quân ra thành Thuận Hoá của quân Trịnh và một tháng sau, ngày 25/6, quân đội Tây Sơn đã tiến vào cố đô Thăng Long, thực hiện khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”. Sau nhiều chiến thắng lẫy lừng, uy danh của Nguyễn Huệ ngày càng vang dội. Nghe tin Nguyễn Huệ đã lấy được thành Thăng Long, Nguyễn Nhạc cả sợ cho rằng Nguyễn Huệ giữ quân ở ngoài, khó bề kiềm chế nổi, liền lấy 500 thân binh ra Phú Xuân chọn thêm quân tinh nhuệ đi gấp ra Bắc. Vua Lê biết tin vua Tây Sơn thân hành ra Thăng Long, đem trăm quan ra ngoài cõi để đón. Nguyễn Nhạc thúc quân đi mau, sai người đến hẹn với vua Lê hôm khác sẽ đến ra mắt. Còn Nguyễn Huệ ra tận ngoại ô đón tiếp và tạ tội tự chuyên của mình. Quân lính của Nguyễn Huệ đem đi trước đây, các đội ngũ đều đã thay đổi. Nay Nguyễn Huệ đem binh phù nộp cả lại cho anh. Vua Tây Sơn nắm được binh quyền trong tay rồi, bèn bố trí lại đội ngũ y như cũ. Từ đó tướng sĩ chỉ tuân theo mệnh lệnh của nhà vua. Sau khi từ Bắc Hà trở về, tháng 4 năm Ðinh Mùi (1787) , Nguyễn Nhạc chia vùng đất phía nam ra làm ba: Từ núi Hải Vân trở ra Bắc thuộc về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ; đất Gia Ðịnh thuộc về Ðông Ðịnh vương Nguyễn Lữ; Nguyễn Nhạc đóng ở Quy Nhơn, tự xưng là Trung ương hoàng đế. Từ đó Nguyễn Nhạc tự mãn với sự giàu sang phú quý đã đạt được, không lo gì đến thời cuộc, chỉ lao vào con đường hưởng lạc, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ mâu thuẫn trong việc chia của, chia đất, đem binh đánh lẫn nhau. Từ đấy anh em phòng bị lẫn nhau, không còn để ý đến miền Nam nữa. Nguyễn Lữ tài hèn sức yếu bỏ thành Gia Ðịnh chạy về Quy Nhơn rồi mất. Trong khi Nguyễn Huệ phải đem quân ra đánh quân xâm lược Thanh, Nguyễn Nhạc ở phía Nam không phòng bị, để quân Nguyễn Ánh lấy Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh... Thế của Nguyễn Nhạc ngày càng yếu, chỉ bo bo giữ được các thành Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú Yên mà thôi. Khi vua Quang Trung mất năm Nhâm Tý (1792), Nguyễn Nhạc cũng không thể ra viếng em trai được vì quân đội của Nguyễn Quang Toản ngăn cản và lo phòng bị tấn công. Một năm sau khi Nguyễn Huệ-Quang Trung từ trần, năm Quý Sửu (1793) quân Nguyễn Ánh vây thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc đang ốm sai con là Bảo đem quân chống giữ, tình hình rất nguy ngập, Nguyễn Nhạc viết thư cầu cứu Quang Toản, Quang Toản sai các tướng Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn, Ngô Văn Sở đem 17.000 bộ binh, 80 thớt voi và 30 chiếc thuyền chiến chia đường tiến vào cứu viện. Quân Nguyễn Ánh phải rút lui. Các tướng của Quang Toản vào thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc sai đem vàng bạc mỗi thứ một mâm khao quân. Thái uý của Quang Toản là Phạm Công Hưng bèn biên kê kho tàng, thu lấy giáp đinh và giữ thành. Trước việc làm đó Nguyễn Nhạc uất quá thổ ra máu mà chết, Quang Toản phong cho con Nguyễn Nhạc là Bảo làm Hiếu công, cắt cho huyện Phù Ly để làm đất ăn lộc, gọi là Tiểu Triều. Từ đó Bảo có chí muốn hàng quân Nguyễn Ánh, bị quân của Quang Toản bắt được, cho uống thuốc độc chết. Như vậy Nguyễn Nhạc làm vua được 16 năm. ♦ Quang Trung Hoàng đế - Nguyễn Huệ (1789-1792):
Niên hiệu: Quang Trung. Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752), là em của Thái Ðức hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm. Dưới quyền của Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc, ông được phong là Long Nhương tướng quân khi mới 26 tuổi. Là một tay thiện chiến, hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột của vương triều Tây Sơn. Khi mà vua Thái Ðức đang phải lo củng cố xây dựng triều đình, thì Nguyễn Huệ là người được trao cầm quân đánh Ðông dẹp Bắc. Tất cả những chiến thắng lớn vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền với tên tuổi của vị tướng trẻ tài ba này. Ðem quân ra Thăng Long lật nhào họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ tỏ ý tôn phò nhà Lê. Cùng với thuộc tướng Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vào điện Vạn Thọ tiếp kiến vua Lê. Lê Hiển Tông trân trọng mời Nguyễn Huệ ngồi ở sập ngự mà hỏi thăm yên ủi. Vua Lê sai các cựu thần Trần Công Sáng, Phan Lê Phiêu, Uông Sĩ Ðiền ra tiếp chủ suý Tây Sơn. Sau cuộc gặp gỡ này, thiên hạ yên lòng, chợ lại họp, ruộng lại cày, tình hình trong nước dần dần ổn định. Theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh vẽ, Nguyễn Huệ xin vua Lê cho thiết lễ đại triều ở điện Kính thiên để Nguyễn Huệ dâng sổ sách quân dân, tỏ lòng cho toàn thiên hạ rõ việc tôn phò đại thống. Cử chỉ này của Nguyễn Huệ khiến ông vua cao tuổi Lê Hiển Tông vô cùng xúc động, chứng kiến việc ban bố chiếu thư “nhất thống.” Ðáp lại công lao của chủ súy Tây Sơn, vua Lê sai sứ sang tận doanh quân thứ phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyễn Suý Dực chính phù vận Uy Quốc công. Tháng 7 năm Bính Ngọ (1786), vua Lê Hiển Tông qua đời ở tuổi thọ 70. Trái với những người muốn lập Hoàng tôn Duy Kỳ, công chúa Ngọc Hân khi được chồng hỏi nên lập ai lên ngôi báu, đã nghiêng về Lê Duy Cận. Nghe lời vợ, Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đăng quang của Duy Kỳ, Cả triều đình nao núng ngờ vực. Các tôn thất nhà Lê cho rằng công chúa Ngọc Hân cố tình làm lỡ việc lớn của triều đình và bảo rằng sẽ từ mặt công chúa. Ngọc Hân sợ, vội nhân nhượng mà nói lại với Nguyễn Huệ thu xếp cho Duy Kỳ được nối ngôi. Một thời gian sau Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, rồi được phong làm Bắc Bình Vương. Lần ra Bắc thứ hai năm Mậu Thân (1788), khi Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh thành chạy ra ngoài, Bắc Bình Vương cũng đã nghĩ đến chiếc ngai vàng bỏ trống, đã triệu tập các cựu thần nhà Lê để tính việc, song không thuận lợi. Ông cho tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa những danh sĩ có tên tuổi đã được Bắc Bình Vương trọng dụng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc. Trí thức Bắc Hà lần lượt ra giúp Bắc Bình Vương như Trần Bá Lâm, Võ Huy Tấn.. Sau khi đã lập Sùng Nhượng công Lê Duy Cận lên làm Giám quốc, sắp đặt các quan coi việc Bắc Hà, một lần nữa Nguyễn Huệ lại rút quân về Nam. Thế rồi trong không đầy 6 tháng sau, Bắc Bình Vương đang ở thành Phú Xuân thì được tin Lê Chiêu Thống đã dẫn đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long, quân đội Tây Sơn do Ðại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy phải tạm rút lui về đóng ở Tam Ðiệp-Biện Sơn chờ lệnh. Nguyễn Huệ lại lần thứ ba ra Thăng Long. Lần này ông ra Bắc với tư cách Quang Trung hoàng đế. Thể theo lời khuyên của các tướng sĩ và lòng mong mỏi của ba quân cùng thần dân, Bắc Bình Vương cho chọn ngày, lập đàn trời đất, thần sông, thần núi và lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân, ngay hôm đó kéo cả quân bộ, quân thuỷ ra Bắc diệt quân xâm lược Thanh, giải phóng Thăng Long và Bắc Hà. Ðúng như dự kiến và lời hứa hẹn của vị tổng binh, ngày 7 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) quân đội của hoàng đế Quang Trung đã vui vẻ ăn Tết tại thành Thăng Long. Việc binh lại giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, việc ngoại giao và chính trị giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích. Lần thứ ba Nguyễn Huệ đã ra Bắc rồi lại về Nam. Lần này với tư thế là Hoàng đế, Quang Trung gấp rút tiến hành việc xây dựng kinh đô mới ở Nghệ An, nơi mà từ xưa là quê gốc của anh em Tây Sơn và trong con mắt của Quang Trung là trung gian Nam và Bắc. Mặt khác, theo kế hoạch ngoại giao đã được Quang Trung vạch ra: bình thường mối bang giao với nhà Thanh. Triều đình Quang Trung đã buộc sứ Thanh phải vào Thuận Hoá phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi Hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 của vua Càn Long nhà Thanh, nhiều chính sách về xã hội, chính trị và kinh tế được ban hành khá độc đáo, mở ra những triển vọng cho một xã hội năng động hơn. Song chưa được bao lâu, căn bệnh đột ngột và hiểm nghèo đã cướp đi cuộc sống của ông vua đầy tài năng, có những dự định lớn lao, mới ở tuổi 40. Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) vào khoảng 11 giờ khuya, Quang Trung từ trần, ở ngôi 5 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái tổ Vũ hoàng đế. Thi hài ông được táng ngay trong thành, tại phủ Dương Xuân. Sau này Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân đã sai quật mồ mả lên để trả thù. Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, sai sứ sang nhà Thanh báo tang và xin tập phong. Vua Càn Long thương tiếc tặng tên hiệu là Trung Thuần, lại thân làm một bài thơ viếng và cho một pho tượng, 300 lạng bạc để sửa sang việc tang. Sứ nhà Thanh đến tận mộ ở Linh Ðường (mộ giả) thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội) để viếng. ♦ Cảnh Thịnh Hoàng đế: Niên hiệu: - Cảnh Thịnh (1792-1801); - Bảo Hưng (1801-1802). Quang Trung mất ở tuổi 40 mà các con còn nhỏ. Quang Toản là con trưởng mà cũng mới lên 10. Bình sinh Quang Trung đã lập Quang Toản lên Thái tử. Sự lựa chọn này có lẽ là chính xác. Năm Quý Sửu (1793) Quang Toản chính thức lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh, sai Ngô Thì Nhậm sang nhà Thanh báo tang và xin sắc phong. Vua Thanh vốn đã sắc phong cho Quang Toản làm thái tử khi vua Quang Trung còn sống nên lập tức xuống chỉ phong Toản làm An Nam Quốc vương. Án sát Quảng Tây được lệnh làm sứ thần đến Bắc Thành, Quang Toản cũng sai người đóng giả nhận thay. Sứ thần Thanh có biết việc song không có phản ứng gì. Quang Toản lên ngôi vua, vẫn để hai em là Quang Thuỳ và Quang Bàn giữ tước vị, dùng cậu là Bùi Ðắc Tuyên làm Thái sư Giám quốc trông coi mọi việc trong ngoài; Thái uý Phạm Công Hưng giữ việc quân; Trung thủ phụng chính Trần Văn Kỷ làm ở Trung thư cơ mật và Trần Quang Diệu giữ việc văn thư lệnh thị. Quang Toản tuổi còn nhỏ, mọi việc đều quyết định bởi Bùi Ðắc Tuyên. Từ đó Ðắc Tuyên ngày càng chuyên quyền trong ngoài đều oán. Ðại thần trong triều ngoài trấn nghi kỵ lẫn nhau, Quang Toản không ngăn nổi đành chỉ khóc lóc mà thôi. Giữa lúc ấy lại có cận thần gièm pha rằng, oai quyền của Trần Quang Diệu quá lớn, mưu đồ cướp ngôi... Quang Toản tin là thật liền rút hết binh quyền của Trần Quang Diệu. Trần Quang Diệu gửi thư mật vào Quy Nhơn hẹn với Lê Văn Trung đem quân ra phế hạ Quang Toản, lập Quang Thiệu lên ngôi. Việc không thành, Quang Thiệu bị giết; Lê Văn Trung bị chém. Con rể Lê Văn Trung là Lê Chất sợ hãi, bỏ Tây Sơn sang hàng Nguyễn Ánh. Về sau Lê Chất đem quân của Nguyễn Ánh ra đánh thắng Tây Sơn tịch thu hết quân trang, quân dụng. Năm Canh Thân (1800) Nguyễn Ánh vượt biển ra đánh thành Quy Nhơn, tướng Tây Sơn là Vũ Tuấn đầu hàng. Nguyễn Ánh chiếm thành Quy Nhơn đổi là trấn Bình Ðịnh, giao cho Võ Tánh và Ngô Tòng Chu giữ thành. Quân Tây Sơn bao vây nhiều tháng mà không hạ được vì Võ Tánh và Ngô Tòng Chu liều chết giữ thành. Năm Tân Dậu (1801) Nguyễn Ánh ra đánh Phú Xuân. Quang Toản dốc sức chống đỡ không nổi, Phú Xuân bị chiếm, Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà, đổi niên hiệu là Bảo Hưng. Tháng 8 năm đó, Quang Toản đem quân bốn trấn Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc và quân Thanh Nghệ vào đánh Nguyễn Ánh, lại thua, vội rút về Thăng Long. Ngày 16 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh ra đánh Thăng Long, khí thế rất mạnh, Quang Toản cùng em là Quang Thuỳ bỏ thành chạy theo hướng Bắc, bị thổ hào Kinh Bắc bắt được, đóng cũi đưa về Thăng Long. Quân Tây Sơn đến đây hoàn toàn tan rã. Mùa đông năm đó (1802) Nguyễn Ánh về Phú Xuân cáo lễ tế miếu, trả thù Tây Sơn cực kỳ tàn bạo và hèn hạ, Quang Toản và những người thân bị hành hình... ấp Tây Sơn đổi thành ấp An Tây, mọi dấu ấn Tây Sơn đều bị họ Nguyễn xoá sạch. Quang Toản lên ngôi vua năm Quý Sửu (1793) đến năm Nhâm Tuất (1802) thì mất, ở ngôi 10 năm, chết ở tuổi 20.