Cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là tỉnh đa dân tộc gồm người Kinh, Khmer, Hoa... trong đó đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống tại các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và thị xã Bình Minh. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bà con các dân tộc ở Vĩnh Long được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách đặc thù vùng đồng bào DTTS như Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025... Nhờ vậy, đời sống bà con không ngừng được cải thiện và nâng lên. Đến nay, mạng lưới giao thông tại các địa phương vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh giúp cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn. Những căn nhà dột nát, xiêu vẹo dần được thay thế bằng những căn nhà kiên cố, sạch đẹp. Sự đổi thay tại các phum, sóc cho thấy đời sống của bà con các DTTS, nhiều nhất là đồng bào Khmer ở Vĩnh Long ngày càng đi lên.
Những bản làng người Thái đẹp ở nước ta
Trên bản đồ du lịch Việt Nam có nhiều bản làng đẹp của người dân tộc Thái được đầu tư phát triển du lịch. Ở Mai Châu Hòa Bình có bản Lác xinh đẹp – nơi mà người dân cư trú trong những nếp nhà sàn nằm giữa ruộng lúa mênh mông, hùng vĩ. Ở bản Lác, bạn có thể thư thả đi dạo khắp bản, ăn những món ngon và thả ga sống ảo.
Có dịp du lịch Yên Bái, du khách cũng có thể khám phá Mường Lò ở thị xã Nghĩa Lộ. Nơi đây, người Thái sống quần tụ trong những thung lũng xinh đẹp của Mường Lò, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Đặc biệt, người Thái ở Mường Lò nổi tiếng với điệu múa xòe rất đẹp, được trình diễn vào những lễ hội lớn.
Ngoài ra, nếu đi về khu vực tỉnh Điện Biên, bạn cũng có thể vi vu Mường Phăng để ngắm bức tranh thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu về dân tộc Thái ở đây. Ở vùng này là địa bàn cư trú của người Thái Đen với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, hứa hẹn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thực sự đáng nhớ.
Có thể nói rằng khi tìm hiểu về dân tộc Thái ở Việt Nam, du khách sẽ càng cảm nhận trọn vẹn hơn sự thú vị của dân tộc này. Từ nhà ở, trang phục, văn hóa cho đến ẩm thực của người Thái đều mang một dấu ấn riêng, hứa hẹn mang lại cho người miền xuôi nhiều ấn tượng khó phai.
Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Đại hội không chỉ là sự kiện chính trị quan trọng mà còn là dịp để tổng kết những thành quả đã đạt được trong giai đoạn 2019-2024 và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ mới trong giai đoạn 2024-2029. Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững,” Đại hội lần này mang ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Theo báo cáo tại Đại hội, trong 5 năm qua, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp ủy, chính quyền và sự tham gia tích cực của nhân dân, tỉnh Vĩnh Long đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác dân tộc. Các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS đã mang lại những kết quả tích cực.
Hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước sinh hoạt và các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế được đầu tư mạnh mẽ. Đến nay, 100% xã trong tỉnh đã tiếp cận điện lưới quốc gia và trên 90% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế. Công tác giảm nghèo đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bên cạnh đó, công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe được chú trọng. Hệ thống trường học ở vùng đồng bào DTTS được đầu tư, với tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở khu vực này cao hơn mức trung bình của tỉnh. Học sinh DTTS tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được miễn học phí, cấp học bổng và hỗ trợ các điều kiện học tập.
Trong lĩnh vực y tế, các trạm y tế tại vùng DTTS đều có bác sĩ phụ trách, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mở rộng đạt trên 98%, và phụ nữ mang thai được khám định kỳ tăng lên đáng kể.
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc cũng đạt được nhiều tiến bộ. Các lễ hội truyền thống như lễ Sen Dolta, lễ hội Oóc Om Bóc của người Khmer được tổ chức thường xuyên, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo và tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc. Nhiều di tích văn hóa, lịch sử của đồng bào DTTS được đầu tư trùng tu, tôn tạo, trong đó có các chùa Nam tông Khmer và các công trình kiến trúc của người Hoa.
Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ông Hầu A Lềnh, đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu của tỉnh Vĩnh Long trong việc thực hiện công tác dân tộc. Đặc biệt, biểu dương sự cố gắng nỗ lực của đồng bào các DTTS số đã chung sức, đồng lòng từng bước làm “thay da đổi thịt” quê hương, góp sức cùng nhân dân cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Đại hội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng chỉ ra một số thách thức còn tồn tại như chất lượng giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số chưa đồng đều; tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao; và việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa đáp ứng kỳ vọng. Đồng thời ông kêu gọi tỉnh Vĩnh Long tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo điều kiện để đồng bào DTTS phát triển toàn diện, từ kinh tế, văn hóa đến giáo dục và y tế.
“Đại đoàn kết là cội nguồn sức mạnh, là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được bao thế hệ cha anh bền bỉ xây dựng. Tôi rất kỳ vọng các Đại biểu đồng bào DTTS của tỉnh sẽ lan tỏa tinh thần Đại đoàn kết các dân tộc lên tầm cao mới. Đồng thời, truyền cảm hứng, kết nối đồng bào các DTTS cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đồng lòng chung sức, hiện thực quyết tâm của Đại hội, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước vững mạnh”, Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh.
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL, tiếp giáp với 6 tỉnh, 1 thành phố. Dân số toàn tỉnh hơn 1 triệu người, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 2,6%, chủ yếu là dân tộc Khmer, Hoa và một số dân tộc khác. Đồng bào DTTS sinh sống rải rác khắp các huyện, thị xã và thành phố, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khối đại đoàn kết dân tộc và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Vĩnh Long là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Theo thống kê năm 2019 của Cục Thống kê: ngoài người Kinh chiếm đa số, còn có 19 dân tộc thiểu số khác (chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh). Trong đó, người Khmer chiếm 2,21% (22.630 người); người Hoa chiếm 0,35% (3.627 người); các dân tộc khác chiếm 0,03 % (339 người).
Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng biệt, nhưng trong quá trình cộng cư, cùng sinh sống với nhau, thì nét riêng biệt đó ít nhiều cũng có sự giao thoa, biến đổi để thích ứng. Tuy nhiên, có một loại hình văn hóa dù trải qua bao biến đổi vẫn giữ được nét riêng biệt, độc đáo của dân tộc mình, tiêu biểu là loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, như: người Khmer có hát ru con, hát làm việc, hát huê tình múa trống Sadăm, múa Răm vông (múa Lâm thôn hay múa vòng tròn), múa Lăm leo (múa Lào), múa Saravan; nhạc À day, nhạc Chầm riêng Chà Pây, dàn nhạc dây, dàn nhạc ngũ âm,…; người Hoa có múa Lân, Sư, Rồng, hát tùa lầu cấu,…
Tổ ca múa nhạc Khmer của Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh góp phần bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc Khmer
Công tác bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, các ngành quan tâm và phát huy. Theo thông lệ hằng năm, ngành văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với các địa phương: tổ chức Lễ hội Lăng Ông Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn, với nhiều hoạt động, trong đó, có liên hoan múa lân nghệ thuật và hát “Tùa lầu cấu” của đồng bào dân tộc Hoa; biểu diễn nhạc ngũ âm và các điệu múa dân gian như Rôbăm, múa trống Sadăm, hát Dù kê,… của đồng bào dân tộc Khmer; từ năm 2016 - 2020, phối hợp tổ chức thành công 05 cuộc Liên hoan tiếng hát Thanh niên dân tộc Khmer - Hoa tỉnh Vĩnh Long, thu hút hơn 400 lượt diễn viên quần chúng đồng bào dân tộc Khmer, Hoa tham gia; tham gia 02 cuộc liên hoan Nghệ thuật quần chúng đồng bào Khmer trong chương trình Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer tỉnh Vĩnh Long tại huyện Tam Bình và huyện Trà Ôn; tham gia 01 cuộc liên hoan Nghệ thuật quần chúng đồng bào Khmer trong chương trình Ngày hội Văn hóa,Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần VII năm 2017 tại tỉnh Bạc Liêu; 01 cuộc liên hoan Dân ca Khmer Nam Bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I năm 2018 tại Sóc Trăng và Tổ chức thành công 05 Giải Lân - Sư - Rồng cấp tỉnh. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có hơn 15 câu lạc bộ Lân – Sư – Rồng, tập trung nhiều ở thành phố Vĩnh Long và được tổ chức luyện tập thường xuyên.
Để tôn vinh những nghệ nhân có nhiều thành tích, đóng góp cho công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh đã tổ chức xét duyệt hồ sơ và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định hồ sơ nghệ nhân ưu tú đợt 1 (năm 2015) và đợt 2 (năm 2017), kết quả có 04 nghệ nhân người dân tộc Khmer được công nhận Nghệ nhân ưu tú, trong đó có 03 nghệ nhân thuộc lĩnh vực trình diễn nghệ thuật dân gian và 01 nghệ nhân thuộc lĩnh vực tri thức dân gian./.