Vào những ngày giáp Tết, bạn hãy ghé thăm những vườn hoa đào ở Hà Nội để cảm nhận không khí mùa xuân rộn ràng và chụp cho mình nhiều bức ảnh thật đẹp.
Vườn đào Nhật Tân – vườn hoa đào ở Hà Nội nổi tiếng bậc nhất
Nhật Tân là một trong những vườn hoa đào ở Hà Nội nổi tiếng nhất. Nhắc đến hoa đào là người ta nghĩ đến Nhật Tân – nơi được ví như “thủ phủ” của vô vàng các giống đào hoa thật đẹp mỗi độ Tết đến, xuân về.
Nhật Tân là một làng nghề trồng hoa đào truyền thống lâu đời, vẫn gìn giữ mô hình trồng hoa từ xưa đến nay. Hàng năm cứ đến tháng 12 âm lịch, làng đào Nhật Tân lại khoác lên mình một chiếc áo mới. Đó là sắc hồng dịu ngọt, sắc trắng tinh khôi của những loài hoa đào được trồng và chăm chút cẩn thận.
Nếu bạn muốn tìm một địa chỉ chụp ảnh đẹp cùng hoa đào, hãy đến với vườn đào Nhật Tân. Có nhiều cách để di chuyển đến đây, bạn có thể đi theo đường Âu Cơ, rẽ vào ngõ 124 rồi đi thẳng đến 1 cái dốc, sau đó rẽ trái khoảng 1 km là đến. Hoặc du khách có thể đến ngõ 246 Âu Cơ và đi thẳng một mạch đến vườn đào.
Những năm gần đây, Nhật Tân là vườn hoa đào ở Hà Nội được nhiều du khách lựa chọn để thưởng hoa, chụp ảnh vào những ngày đầu năm mới. Khi mùa xuân đến, tiết trời nắng ấm cũng là lúc hoa đào bung cánh nở khắp vườn, tạo nên một không gian tuyệt đẹp để du khách có thể lưu giữ nhiều bức ảnh ưng ý.
Đến thăm vườn hoa đào nổi tiếng này, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đào phai, đào trắng,… với cánh hoa rực rỡ trong nắng sớm. Bên cạnh hoa đào, làng nghề Nhật Tân cũng trồng thêm hoa hồng, hoa cúc,… điểm tô cho cảnh sắc ngày xuân thêm phần thắm tươi, trực rỡ.
Ở làng đào Nhật Tân có rất nhiều vườn hoa với quy mô khác nhau. Có nhà vườn sẽ mở cửa miễn phí phục vụ du khách. Đồng thời cũng có những vườn đào được quy hoạch bài bản phục vụ chup ảnh, thu phí từ 30.000 – 50.000 đồng/người. Do đó, trước khi ghé vườn đào nào đó, bạn nên tìm hiểu và xin phép chủ vườn trước.
Vườn đào Phú Thượng – vườn hoa đào ở Hà Nội lâu đời nhất
Ngoài Nhật Tân thì vườn đào Phú Thượng cũng là vườn hoa đào ở Hà Nội đẹp và nổi tiếng, được nhiều du khách đến mua hoa, tham quan và chụp ảnh những dịp Tết đến. Làng đào Phú Thượng thuộc địa bàn quận Tây Hồ, hợp thành từ 3 ngôi làng nhỏ là Phú Xá, Phú Gia và Thụy Tiến.
Để đến làng đào truyền thống Phú Thượng, bạn đi theo hướng đường Nhật Tân. Đến ngã 3 Lạc Long Quân và Âu Cơ, bạn chạy theo hướng đê sông Hồng là đến ngay vườn đào nổi tiếng và lâu đời này. Tuy không quá hot như Nhật Tân, song làng đào Phú Thượng vẫn luôn là điểm đến ở Hà Nội đẹp thu hút du khách.
Xưa kia, vườn hoa đào ở Hà Nội này có diện tích khá lớn. Còn ngày nay, diện tích làng đào có phần thu hẹp lại. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến vẻ đẹp và chất lượng của làng đào Phú Thượng. Nhiều năm trở lại đây, Phú Thượng trở thành tọa độ chụp ảnh Tết chất lượng, được nhiều bạn trẻ đến để lưu lại những khoảnh khắc đẹp.
Vào những ngày cuối năm, vườn đào Phú Thượng lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp. Hoa đào gặp nắng xuân về sẽ bung nở, khoe sắc hồng ngọt ngào, lãng mạn vô cùng. Ở Phú Thượng, hoa đào được trồng nhiều nhất là loại đào bích, đào thế, đào phai,… cho cánh hoa to và đẹp. Vì thế, Phú Thượng luôn là một trong những làng hoa Tết ở Hà Nội được nhiều người yêu thích.
Được biết, làng đào Phú Thượng sở hữu diện tích lên đến hàng trăm ha, là nơi quy tụ những nghệ nhân trồng đào truyền thống và lâu đời. Chính vì thế mà chất lượng hoa đào ở đây luôn vượt trội, cung cấp cho thị trường hoa Tết những sản phẩm hoa đẹp cho người dân chưng Tết.
Đến thăm vườn đào Phú Thượng, ngoài trải nghiệm ngắm hoa hay chụp ảnh Tết, bạn còn có cơ hội tìm hiểu về công việc trồng và chăm sóc đào của người dân nơi đây. Để có những cây hoa đào đẹp nở đúng dịp Tết, người phải làm việc rất vất vả. Dĩ nhiên, nếu bạn muốn mua những cây đào đẹp nhất chơi Tết thì đây là điểm đến nhất định phải ghé.
Mỗi vườn hoa đào ở Hà Nội có một diện tích khác nhau, một lịch sử hình thành khác nhau nhưng tất cả đều rất đẹp vào những ngày xuân mới đến. Nếu bạn muốn tìm một nơi đẹp để ngắm hoa đào, chụp ảnh hay mua đào về chưng thì đến ngay vườn đào Nhật Tân và Phú Thượng để được thỏa thích lựa chọn.
Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Buôn có hội – Bán có phường, vậy nên từ xa xưa, Hà thành được biết đến là nơi có nhiều làng nghề cổ vô cùng phát triển. Ngày nay trước sự hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có nhiều làng nghề biến mất và không còn phát triển như trước nữa. Tuy nhiên, có những ngôi làng nghề truyền thống vẫn khẳng định sức sống trường tồn theo thời gian và trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ Việt.
Một địa điểm checkin khá quen thuộc với các bạn trẻ Hà Nội mỗi dịp cuối tuần đó chính là Làng lụa Vạn Phúc. Làng nghề truyền thống này còn có tên gọi khác là làng lụa Hà Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km.
Đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm có tiếng tại Hà Thành từ ngàn năm, lụa được dệt từ đây thường được lựa chọn kỹ lưỡng, tỉ mỉ để may trang phục cho vua chúa trong triều đình.
Cho đến ngày nay, trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, trước những biến cố của thời gian, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế- xã hội. Làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được những nét sinh hoạt truyền thống với hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như cây đa, giếng nước, sân đình.
Sản phẩm làng nghề vô cùng đa dạng từ lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Tất cả đều được làm từ chất liệu tơ tằm tự nhiên được dệt thủ công qua đôi bàn tay của những người thợ làm nghề nên rất mềm mại và bền đẹp.
Ghé thăm làng lụa Hà Đông không chỉ có những đoạn đường check in siêu đẹp và rộng mà du khách còn có cơ hội được tìm hiểu về quá trình dệt vải thủ công.
Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 14km. Gốm Bát Tràng là thương hiệu gốm nổi tiếng có từ lâu đời, được khách hàng vô cùng yêu thích về cả mẫu mã và chất lượng.
Mỗi dịp cuối tuần hoặc những ngày lễ, có rất đông bạn trẻ đến tham quan, khám phá làng nghề truyền thống này. Ngôi làng vẫn giữ được những nét cổ kính với những bức tường phơi than đan xen những ngôi nhà hiện đại, cao tầng.
Đây cũng là địa điểm check in cực đẹp được các bạn trẻ lựa chọn với Bảo tàng Bát Tràng một công trình kiến trúc độc đáo của người Hà Nội. Ngoài ra, cũng có thể ghé thăm chợ Bát Tràng nơi trưng bày và bán rất nhiều các mặt hàng từ bình dân đến cao cấp.
Với đa dạng các mẫu mã và màu sắc, được làm ra bởi những bàn tay khéo léo của các thợ thủ công của làng nghề rất thích hợp mua làm quà tặng hoặc để trưng bày.
Đến thăm làng gốm Bát Tràng, du khách cũng có cơ hội được tự tay tạo ra các sản phẩm gốm cho riêng mình dưới sự hướng dẫn của người làm nghề. Tự do sáng tạo và thể hiện khả năng hội họa, sự khéo tay qua tác phẩm của mình và mang nó về làm kỷ niệm. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị và khó quên khi đến với làng gốm Bát Tràng.
Xem thêm: Các hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên du lịch tại đây
Làng Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội trên 30km, nằm ven bên dòng sông Đáy thơ mộng. Nón – hình ảnh quen thuộc gắn với đồng quê Việt Nam, là vật mang nhiều giá trị truyền thống và giá trị tinh thần to lớn của người Việt.
Trước đây, nón là vật dụng thiết yếu thì hiện nay kinh tế phát triển nón không còn được sử dụng nhiều như trước nữa. Tuy nhiên, làng nghề làm nón tại Làng Chuông vẫn còn lưu giữ và bảo tồn nguyên vẹn giá trị làng nghề truyền thống
Thay vì sản xuất nón lá, người làng nghề còn sản xuất đa dạng các loại nón như nón quai thao, nón lụa, các loại nón để decor trang trí phòng khách, quán cafe, trang trí nội thất, ….
Khi ghé thăm làng nón Chuông vào cuối tuần ngoài việc khám phá các thợ thủ công làm nghề, check in khuôn viên cực thơ và cổ. Du khách còn có cơ hội được tham gia vào phiên chợ bán nón họp vào những ngày cuối tuần
Có địa chỉ tại Ứng Hòa cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 35km, đây là địa điểm check in đang hot rần rần trong thời gian vừa qua. Làng hương Quảng Phú Cầu là một trong những làng nghề cổ truyền thống lâu đời nhất ở Hà Nội với tuổi đời lên đến hơn 100 năm.
Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi làng nghề cổ này vẫn giữ nguyên vẹn những nét đẹp cổ xưa của làng quê vùng Bắc Bộ. Là nơi cung cấp chính hương phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân Hà thành và cả nước.
Vào dịp Tết, diện tà áo dài thướt tha cùng checkin với những bó hương đủ màu sắc được sắp xếp ngay ngắn, trải xòe to thành những bông hoa đang nở rộ với đa dạng các hình ảnh khác nhau. Chắc chắn sẽ mang đến những bức ảnh mới lạ và độc đáo.
Xem thêm: Du lịch chữa lành giúp cân bằng cuộc sống tại đây
Làng nghề quạt Chàng Sơn thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội đã tồn tại hàng trăm năm trước. Quạt giấy chính là vật dụng gắn liền với tuổi thơ vào những ngày hè nóng nực. Cả kí ức đẹp ùa về với hình ảnh nằm võng đung đưa được ông bà quạt mát bằng chiếc quạt giấy.
Ngày nay khi điện xuất hiện xã hội phát triển những chiếc quạt giấy gần như bị biến mất và ít sử dụng hơn trước. Tuy nhiên, làng nghề quạt Chàng Sơn vẫn giữ được nghề truyền thống này cho đến tận ngày nay
Đi khắp các ngõ ngách trong làng, nơi đâu cũng thấy những chiếc quạt giấy xòe nan hong khô. Như cách mà người làm nghề nơi đây khẳng định giá trị văn hóa vững bền của những chiếc quạt giấy dù thời gian có thay đổi.
Các sản phẩm quạt đã được những người thợ thủ công nâng tầm. Không chỉ để làm mát mà còn trở thành những món quà tặng, món đồ trang trí có tính thẩm mỹ cao. Vậy nên, nếu có dịp đến với làng nghề quạt Chàng Sơn tham quan và trải nghiệm, đừng ngần ngại mua những chiếc quạt thủ công về làm kỷ niệm nhé.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ giúp các bạn trẻ thêm hiểu và thêm yêu những giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt. Nếu có thời gian hãy thử đến thăm quan và trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên nhé để nuôi dưỡng tự hào về văn hóa Việt
Xem thêm: Tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đây
Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng cao Hà Giang. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây. Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần… của Hà Giang hẳn không thể nào quên những nét đặc sắc của các phiên chợ nơi đây. Du lịch Tây Bắc xin giới thiệu đến các bạn những phiên chợ nhiều màu sắc nhất ở Hà Giang
1. 1.Chợ tình Khâu Vai, huyện Mèo Vạc Chợ tình chỉ được diễn ra mỗi năm duy nhất một lần vào đên 26 rạng ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm Đây là phiên chợ độc đáo ở vùng cao nguyên đá Hà Giang, họp trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng thuộc xã Khâu Vai, cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc hơn 20 km. Chợ tình Khâu Vai ban đầu chỉ là nơi hò hẹn của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc Mông, sau đó được nhiều sự hưởng ứng của nhiều dân tộc khác. Gọi là chợ nhưng chẳng có người mua, cũng chẳng có kẻ bán, trai gái kéo nhau đến đây mỗi năm một lần chỉ để gặp gỡ và nói lời yêu. Già thì đến gặp bạn tình xưa, trẻ đến tìm người tình mới. Ai cũng háo hức, nghẹn ngào. Đàn ông ngồi thổi đàn môi, khèn bè, kèn lá; phụ nữ bên bếp lửa hát ví hát đối những điệu dân ca thâu đêm. Vì vậy chợ tình Khâu Vai không chỉ đơn thuần là nơi trao đổi hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà quan trọng nó là điểm du lịch, là trung tâm văn hoá, là lễ hội của tình cảm giữa con người với con người, là nơi biểu hiện đậm nét nhất những bản sắc văn hoá của các dân tộc.
2. Chợ Du Già, huyện Yên Minh Nằm cách trung tâm thị trấn Yên Minh hơn 60 km, phiên chợ diễn ra vào thứ 6 hàng tuần và chỉ kéo dài đến hết trưa. Họp ngay ở trung tâm xã, ở trên một địa hình bằng phẳng, đây là một trong những phiên chợ khá hoang sơ và đậm nét văn hóa dân tộc của người vùng cao.
3. Chợ Phố Cáo, huyện Đồng Văn Nằm cách thị trấn Đồng Văn 25 km, phiên chợ Phố Cáo nổi tiếng vì nằm ở cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có nhiều khách du lịch. Đây là phiên chợ lùi cứ 6 ngày họp một lần, thường chỉ kéo dài từ mờ sáng đến hết trưa.Chợ Phố Cáo không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, sản vật địa phương mà còn là nơi sinh hoạt giao lưu văn hóa giữa 17 dân tộc sinh sống trong trên địa bàn xã biên giới. Mỗi phiên chợ đều rất đông vui, nhộn nhịp, ai cũng xúng xính những chiếc váy đẹp nhất, thồ sau lưng đủ thứ, mang đến chợ từ con gà đến đàn lợn líu ríu dưới chân, từ những chiếc váy, khăn quàng đến con dao mài sắc, mớ rau mới hái trong vườn. Họ trao đổi, mua bán tấp nập, vui vẻ như ngày hội.
4. Chợ Lũng Phìn, huyện Đồng Văn Cũng là phiên chợ lùi, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 35 km và chỉ họp vào các ngày Dần và ngày Thân. Không chỉ là phiên chợ lớn, độc đáo và đậm đà bản sắc vùng cao, đây còn là nơi tụ họp, gặp gỡ và giao lưu của hơn 16 dân tộc anh em sinh sống trong vùng.Du khách đến đây ngoài chiêm ngưỡng những sắc màu văn hóa của nhiều dân tộc còn có thể mua được những mặt hàng đặc sản vùng cao như mật ong bạc hà, chè tuyết Lũng Phìn, rượu ngô, thịt bò khô hay những sản phẩm thổ cẩm tinh tế.
5. Chợ trung tâm huyện Mèo Vạc Chợ nằm ngay ở trung tâm thị trấn, gần sân vận động và diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần. Người dân đi chợ thường có mặt từ đêm hôm trước và chợ kéo dài cả ngày hôm sau. Đây là phiên chợ có quy mô lớn nhất trong hệ thống các phiên chợ vùng cao với đủ các loại hàng hóa nông sản cho đến những vật sử dụng trong gia đình... Đặc biệt phiên chợ Mèo Vạc còn nổi tiếng là chợ bò bởi đây là đầu mối cung cấp bò thịt và bò nuôi cho khắp nơi thông qua các thương lái.
6 Chợ Quyết Tiến huyện Quản Bạ: Chợ nằm cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 7 km và cách Thành phố Hà Giang 38 km và diễn ra vào thứ 7 hàng tuần và thường chỉ kéo dài đến hết trưa.
7. Chợ phiên Quản Bạ Cũng như nhiều vùng cao khác, Quản Bạ, Hà Giang có chợ phiên họp định kỳ mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật. Trong chợ thường bán các đặc sản địa phương như: rượu ngô Thanh Vân, đậu tương, thịt treo và hàng thổ cẩm, đồ trang sức làm bằng bạc.
8 Chợ Tráng Kìm huyện Quản Bạ Cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 12 km và thường họp vào thứ 5 hàng tuần và thường chỉ kéo dài đến hết trưa.Hoạt động buôn bán và giao lưu hàng hoá ỏ Chợ Tráng Kìm diễn ra khá náo nhiệt, bởi đây cũng là địa điểm tiếp giáp với nhiều xã lân cận và có đường quốc lộ chạy qua.Đến đây bạn có cơ hội mua và thưởng thức các đặc sản như : Rượu ngô, hàng thổ cẩm, dược liệu, ấu tẩu, rau củ quả.
9 Chợ trung tâm huyện Yên Minh: Nằm ở trung tâm thị trấn Yên Minh và phiên chợ chính diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần, ngày chợ thường chỉ kéo dài đến hết trưa.Đây là chợ phiên lớn nhất của huyện, họp cả các ngày thường. Chợ có nhà chợ chính và các gian hàng xung quang chợ, và là nơi tụ họp giao lưu hàng hoá cũng như văn hoá tinh thần của nhân dân. + Đặc sản địa phương: Rượu, nông sản, thịt trâu, dược liệu, hoa quả, các loại rau.