Sốt Siêu Vi Nên Truyền Gì

Sốt Siêu Vi Nên Truyền Gì

Suy nhược cơ thể nên truyền gì (dịch truyền có thể chứa các dưỡng chất khác nhau) để giúp cải thiện triệu chứng, nhanh hồi phục sức khỏe là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy khi nào người bệnh suy nhược cơ thể nên và không nên truyền dịch? Cần lưu ý gì?

Bị suy nhược cơ thể là tình trạng gì?

Để giải đáp thắc mắc suy nhược cơ thể nên truyền gì hay tìm hiểu về các loại dịch truyền cho người suy nhược cơ thể, chúng ta cần biết suy nhược cơ thể là tình trạng như thế nào.

Suy nhược cơ thể là thuật ngữ y tế được dùng để mô tả tình trạng người bệnh đang bị suy giảm sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần [1]. Người bệnh suy nhược cơ thể cảm thấy toàn thân thiếu năng lượng, uể oải, tinh thần mệt mỏi, ngay cả việc di chuyển cơ thể cũng gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được. Suy nhược cơ thể còn khiến hệ thống miễn dịch của người bệnh suy yếu. Điều này khiến người bệnh dễ mắc bệnh hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh đang mắc phải.

Suy nhược cơ thể có thể do chế độ dinh dưỡng kém, tình trạng nhiễm trùng, các bệnh mạn tính lâu ngày, ăn uống kém hấp thu hoặc do tác động của các thuốc sử dụng dài ngày…

Người suy nhược có nên tự ý truyền dịch tại nhà?

Người bệnh suy nhược cơ thể chỉ nên truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại nhà để tránh gặp phải các phản ứng bất lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Trong và sau quá trình truyền dịch có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Nguy cơ xảy ra sốc phản vệ ở người tự truyền dịch tại nhà cao hơn bình thường, nguyên nhân là do: truyền không đúng loại dịch, đâm kim quá nhanh, cơ địa dị ứng với những thành phần trong dịch truyền, không có bác sĩ, nhân viên y tế cũng như các trang thiết bị để xử trí trong trường hợp khẩn cấp.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Khoa Nội tổng hợp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Tóm lại, suy nhược cơ thể nên truyền gì phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Dịch truyền cho người suy nhược cơ thể sẽ được bác sĩ cân nhắc lựa chọn sau khi tiến hành thăm khám cho người bệnh kỹ lưỡng. Ngay khi có dấu hiệu suy nhược cơ thể, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám.

Chào Bệnh viện, tôi cần tư vấn xem khi tiêu chảy có được truyền dịch không và nên truyền dịch gì? Con tôi năm nay 3 tuổi, sau khi đi du lịch 3 ngày về thì cháu bị sốt kèm tiêu chảy. Hiện con đi khám tiêu hóa thì được kê uống oresol và chỉ định truyền thêm nước hoa quả nếu con không ăn được. Tuy nhiên 2 hôm nay, tôi chỉ cho cháu ăn cháo nấu loãng với uống oresol nhưng cứ uống hết lại trớ liên tục như vậy. Ngoài oresol ra thì khi bị tiêu chảy nên truyền dịch gì nếu như con tôi không uống được oresol? Trong 3 ngày đi biển vì cháu không ăn được hải sản và đồ lạ nên gia đình vẫn duy trì thói quen cho cháu ăn cơm và thức ăn hàng ngày nên không sao, gần về thì sốt nhẹ, về nhà ăn lại đồ ăn ở nhà thì lại đau bụng, tiêu chảy, trớ liên tục.

Biến chứng hay rủi ro có thể xảy ra khi truyền dịch

Ngoài thắc mắc suy nhược cơ thể nên truyền gì, nhiều người cũng băn khoăn liệu biến chứng nào có thể xảy ra khi truyền dịch? Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện khi truyền dịch:

Suy nhược cơ thể nên truyền gì?

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho người bệnh suy nhược cơ thể truyền dịch (hay còn gọi là truyền nước) để kịp thời cung cấp thêm dưỡng chất nhằm mục đích giúp cải thiện tình trạng suy nhược. Truyền dịch là phương pháp dẫn truyền một số chất cần thiết vào trong cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Dịch truyền có thể là dung dịch đường, vitamin, chất điện giải, đạm (axit amin), nước muối (NaCl 0,9%)… Do đó, suy nhược cơ thể truyền gì phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, nếu cần thiết.

Khi nào nên và không nên truyền dịch cho người suy nhược cơ thể?

Bên cạnh việc tìm hiểu suy nhược cơ thể nên truyền gì, bạn cũng cần biết khi nào nên và không nên truyền dịch. Người bị suy nhược cơ thể chỉ nên truyền dịch khi được bác sĩ chỉ định. Hầu hết bác sĩ đều rất thận trọng khi chỉ định truyền dịch cho người bệnh, lý do là vì bên cạnh các lợi ích mà việc truyền dịch mang lại, khi một lượng lớn dịch được đưa trực tiếp vào tĩnh mạch có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Trước khi chỉ định cho người bệnh truyền dịch, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá tổng trạng của người bệnh. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chọn loại dịch phù hợp cần truyền cho người bệnh. Việc truyền dịch cần được bác sĩ kiểm soát một cách chặt chẽ về lượng dịch, thời gian và tốc độ truyền cũng như cần đảm bảo những vấn đề về vô khuẩn y tế. Người bệnh cần được nhân viên y tế giám sát trong suốt quá trình truyền dịch để kịp thời phát hiện và xử trí các phản ứng bất thường.

Dịch truyền vào tĩnh mạch thường được dùng trong các trường hợp cấp cứu khi cơ thể bị thiếu hụt một lượng dịch lớn mà thông qua việc bù bằng đường ăn uống không thể đảm bảo được, chẳng hạn như: sốt cao, mất máu cấp tính, tiêu chảy mất nước nghiêm trọng hoặc truyền dịch để đưa thuốc vào cơ thể nhằm mục đích điều trị…

Trong khi đó, ở phần lớn trường hợp suy nhược cơ thể, người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo, có thể ăn uống như bình thường. Lúc này, việc truyền dịch là không quá cần thiết vì người bệnh hoàn toàn có thể bù nước, bổ sung năng lượng và dưỡng chất để hồi phục sức khỏe thông qua đường ăn uống. Ở một số trường hợp bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng, người bệnh không thể tự ăn uống, bác sĩ có thể chỉ định cho ăn qua sonde dạ dày hoặc truyền dịch để cung cấp năng lượng cho người bệnh cũng như phục vụ cho quá trình điều trị.

Câu hỏi thường gặp sau khi truyền dịch

Ngoài việc giải đáp thắc mắc suy nhược cơ thể nên truyền gì, bài viết này cũng giúp người bệnh trả lời một số câu hỏi thường gặp sau khi truyền dịch, bao gồm:

Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Người bị suy nhược cơ thể nên đưa một số nhóm thực phẩm hữu ích vào khẩu phần, bao gồm: cá (cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá thu…), thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt cừu…), rau củ (súp lơ xanh, cà rốt, bắp cải, khoai lang…), ngũ cốc, trái cây (bơ, chuối, táo, dâu tây, cam…). Những loại thực phẩm này cung cấp cho người bị suy nhược cơ thể nhiều dưỡng chất hữu ích, thúc đẩy quá trình hồi phục.

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người suy nhược

Người bị suy nhược cơ thể nên ăn đủ chất (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất), cung cấp đủ năng lượng, ưu tiên những loại rau củ quả, trái cây tươi. Bữa ăn của người bệnh nên được chia nhỏ (tối thiểu bao gồm 3 bữa chính, 2 bữa phụ) và đa dạng hóa loại thực phẩm…

Bạn cũng đừng quên uống đủ nước (dùng trung bình khoảng 1,5 – 2 lít nước/ngày). Người bệnh cần hạn chế dùng thực phẩm đã qua chế biến, không nên sử dụng thức uống có chứa caffeine, rượu bia, nước ngọt, tránh lạm dụng chất béo. Các loại thực phẩm như baba, hải sâm, thịt chó… cũng không phù hợp với người bệnh suy nhược cơ thể.

Người bị suy nhược cơ thể nên ngủ đủ giấc vào mỗi đêm, có thể ngủ thêm những giấc ngủ ngắn trong ngày (nếu cần) để nạp đầy đủ năng lượng. Người bệnh nên vận động, tập luyện nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Bạn cần tránh thức khuya và không hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích.