Thái Dương Hàm

Thái Dương Hàm

Đeo máng được làm bởi nha sĩ để ngăn cản sự tiếp xúc giữa các răng và phòng ngừa các tổn thương gây ra bởi nghiến răng. Các máng nhai thoải mái, chế tạo bởi hơ nóng (tự khít theo dạng của miệng) có sẵn ở những của hàng thể thao hoặc nhà thuốc; tuy nhiên, các loại máng này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và sử dụng như công cụ chẩn đoán ngắn hạn. Vì các máng nhai này có thể gây ra sự di chuyển răng không mong muốn hoặc tạo ra sự gia tăng nghịch lý trong hoạt động cơ, nên lý tưởng nhất là máng nhai nên được nha sĩ chế tạo, lắp và điều chỉnh.

Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi được không?

Nhiều người trong chúng ta có thể đang bị viêm khớp thái dương hàm với một vài dấu hiệu ở trên. Câu hỏi đặt ra là: viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi được không?

Trên thực tế, điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm do tác động ngoại lực, các hành động như nhai kẹo cao su, cắn vật cứng, nghiến răng,.. thì khả năng tự khỏi sẽ cao hơn.

Còn nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp,… thì cần phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ mới khỏi được. Nếu thấy vùng thái dương hàm xuất hiện nhiều biểu hiện như trên, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra ngay. Điều này giúp phát hiện bệnh lý và chữa trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm gián đoạn sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm: Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi được không?

Chườm nóng, chườm lạnh vùng khớp đau

Tùy vào tình trạng bị đau xương khớp, bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị tại nhà bằng chườm nóng hoặc chườm lạnh.

Chườm lạnh có thể làm tê liệt dây thần kinh tạm thời tại vị trí sưng đau, hạn chế quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng. Còn chườm nóng thì ngược lại giúp tăng cường lưu thông máu cho cơ hàm hoạt động hiệu quả hơn.

Cách thực hiện như sau: Bạn chuẩn bị 1 túi chườm nóng hoặc chườm lạnh. Sau đó chườm ở phần hàm trong vòng 10 phút và có thể thực hiện cách 2 tiếng một lần.

Nếu nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm do yếu tố răng hàm mặt, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp chỉnh hình. Ví dụ như như niềng răng, nhổ bỏ răng, điều chỉnh khớp cắn, phục hình thẩm mỹ răng hoặc phẫu thuật xương ổ răng,… Trong đó, niềng răng là phương pháp phổ biến và hiệu quả. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt để sắp xếp lại các răng bị hô vẩu, móm, lệch lạc, chen chúc trở nên thẳng hàng. Kết quả bạn nhận được sẽ là hàm răng trắng đều, chuẩn khớp cắn, khuôn mặt hài hòa, cân đối.

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp thái dương hàm khi niềng răng phải làm sao?

Mất bao lâu thì khỏi viêm khớp thái dương hàm?

Mất bao lâu thì khỏi viêm khớp thái dương hàm cũng là băn khoăn chung của nhiều người. Thực ra điều này còn phụ thuộc vào nhiều đó như mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị, khả năng tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bệnh nhân, thói quen sinh hoạt,…

Trước tiên, bác sĩ sẽ cho kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh bằng chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, cùng nhiều hình thức thăm khám khác. Nếu tình trạng này chưa quá nghiêm trọng thì sẽ mất ít thời gian hơn để phục hồi. Người bệnh cũng có thể thực hiện các phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà.

Còn nếu tình trạng nghiêm trọng, việc điều trị sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn, khả năng để chữa dứt điểm cũng thấp hơn. Có người cần khoảng vài tháng, nhưng cũng có trường hợp không thể khỏi và phải sống chung với bệnh cả đời.

Từ bỏ các thói quen gây hại cho hàm

Có nhiều người hiện nay vẫn đang duy trì những thói quen xấu ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm nói riêng và răng miệng nói chung.

– Hạn chế tối đa nhai kẹo cao su vì sẽ làm cho hàm nhanh mỏi.

– Cắn móng tay, đầu bút chỉ khi mất tập trung

– Nằm sấp, chèn tay lên hàm khi ngủ.

– Chống tay lên cằm khi ngồi hoặc giữ điện thoại bằng cằm và vai.

– Thường xuyên nhai không đều hai bên hàm.

– Ngáp ngủ quá to hoặc há miệng đột ngột.

Rối loạn khớp thái dương hàm do đâu?

Khớp thái dương hàm là khớp nằm ở hai bên đầu, ngay phía trước tai, nối xương hàm dưới với xương thái dương. Để hệ cơ xương hoạt động bình thường, đảm bảo việc nhai, nuốt, nói hoặc ngáp, khớp thái dương hàm cần xoay hoặc di chuyển ra trước - sau, từ bên này sang bên kia.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây rối loạn khớp thái dương hàm, nhưng có một số yếu tố cho là yếu tố thuận lợi:

Rối loạn khớp thái dương hàm là một hội chứng bao gồm một nhóm các triệu chứng như đau, tiếng kêu khớp, khó há miệng ở một bên hoặc hai bên vùng má, vùng thái dương.

Những biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm

Vì biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm thường dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của một số bệnh lý khác như đau răng, đau đầu, mệt mỏi. Vậy nên bạn cần chú ý theo dõi xem có bị tổng hợp các triệu chứng dưới đây không.

– Đau vùng khớp thái dương hàm: Đau ở một bên hoặc cả hai bên thái dương hàm. Cơn đau tăng dần từ nhẹ đến dữ dội, nhất là khi nhai.

– Đau nhức ở vùng lân cận: Đau trong và xung quanh tai, bị ù tai, hoa mắt, đau đầu, đau lan xuống cổ, vai, gáy.

– Khó khăn trong cử động khớp: Cử động hay khép, mở miệng cũng khó khăn hơn. Nếu ở tình trạng nặng, người bệnh còn không thể há miệng.

– Khi há miệng, nhai thức ăn, bạn nghe thấy tiếng lục cục.

– Có thể nổi hạch, gây phì đại cơ nhai, sưng to mặt, mặt mất cân đối.

– Cơ thể bị sốt nóng khó chịu, đặc biệt là vào buổi chiều tối.

Các phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm

Tùy theo tình trạng bệnh, điều trị viêm khớp thái dương hàm có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Thậm chí là phải kết hợp đồng thời 2, 3 cách làm mới cho hiệu quả cao.

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm thường là giảm đau và hạn chế các triệu chứng ở trên. Đó là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc giãn cơ,…

Khi sử dụng thuốc, bạn cần tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường thì phải ngừng thuốc ngay.

Điều trị không phẫu thuật cũng có thể thực hiện với viêm khớp thái dương hàm. Điển hình là:

– Kích thích dây thần kinh bằng dòng điện xuyên da (TENS): Đây là dòng điện cường độ thấp giúp giảm đau và làm giãn cơ hàm.

– Siêu âm: Sử dụng các sóng âm để truyền nhiệt vào các mô, làm tăng lưu thông máu giúp các cơ thư giãn.

– Tiêm vào điểm kích thích: Tiêm bằng kim khô hoặc tiêm các chất như Corticosteroid, Botulinum vào các nút cơ gây đau ở hàm.

– Liệu pháp laser tần số thấp: Có tác dụng giảm đau, hỗ trợ các khớp chuyển động dễ dàng hơn.

Điều trị bằng phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp các phương pháp trên không mang lại hiệu quả cao. Những kỹ thuật phẫu thuật áp dụng phổ biến hiện nay là:

Bác sĩ sử dụng kim nhỏ đưa vào khớp thái dương hàm để loại bỏ và làm sạch phần dịch khớp. Ngoài ra dùng công cụ loại bỏ mô bị tổn thương hoặc tháo đĩa thái dương bị kẹt trong khớp.

Bác sĩ rạch một đường nhỏ ở trước tai, luồn dụng cụ là ống có camera để quan sát và đưa dụng cụ vào để loại bỏ các mô sẹo, định hình lại đĩa đệm và cấu trúc khớp xương.

Trường hợp mổ nội soi không thể thực hiện, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở khớp. Bệnh nhân bị xương khớp bào mòn, xuất hiện khối u, khớp có mảnh xương, sẹo thường áp dụng phương pháp này.

Nếu bị viêm khớp thái dương hàm, bạn có thể đến các trung tâm vật lý trị liệu, trung tâm y học cổ truyền uy tín để thực hiện xoa bóp vị trí bị đau nhức.  Điều này kết hợp việc xoa bóp nhẹ nhàng và tăng lực đạo để kích thích lên thần kinh cảm giác trên da. Khi được các chuyên viên thực hiện đúng cách, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt hơn. Phương pháp này cũng cho kết quả tốt và an toàn. Với những bài xoa bóp cơ bản, bạn có thể nhờ các chuyên gia tư vấn cách tự thực hiện tại nhà.

Một mẹo cải thiện viêm khớp thái dương hàm tại nhà mà ai cũng thực hiện được là luyện tập các bài cơ bản. Ví dụ như:

– Bài tập thư giãn hàm: Bạn đặt đầu lưỡi ở vòm họng phía sau răng cửa hàm trên, giữ nguyên lưỡi và thực hiện đóng. Sau đó mở miệng nhẹ nhàng 6 lần. Lặp lại bài tập này từ 6 lần mỗi ngày trở lên.

– Bài tập mở miệng một phần: Bạn đặt một ngón tay ở phần trước tai, ngay khớp thái dương và một ngón ở tay còn lại đặt ở cằm. Sau đó đưa lưỡi lên phần vòm họng phía trên há miệng một nửa rồi ngậm miệng lại. Lặp lại động tác này 6 lần và duy trì luyện tập 6 lần mỗi ngày.

– Bài tập mở miệng toàn phần: Bạn thực hiện các động tác chuẩn bị giống với bài tập mở miệng một phần. Tuy nhiên với bài tập này, bạn sẽ há miệng to nhất có thể rồi mới đóng lại.

– Bài tập khép miệng với lực cản: Bạn dùng ngón cái và ngón trỏ nắm nhẹ nhàng ở vùng cằm và giữ cằm di chuyển đóng, mở miệng. Lặp lại động tác 6 lần và thực hiện 6 lần trong ngày.