Mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can Nguyễn Thanh Hải tội "Nhận hối lộ".
Hòa Thượng Thích Thanh Từ, quyết tâm khôi phục Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Rằm tháng tư năm Mậu Thân (1968), với tuyên bố nhập thất vô hạn định của Thiền Sư Hòa thượng Thích Thanh Từ, một lời nhất ngôn cửu đỉnh: “ Thệ không xuất thất, nếu đạo không minh.” Thế là khép đôi cánh cửa sài, toàn thể môn nhân một lòng mong đợi, quy ngưỡng lên non.
Tháng 7 năm 1968, Thiền sư đã liễu đạt lý sắc không, thấu suốt Bát Nhã thật tướng. Trông qua Tạng kinh từ con mắt Bát – Nhã, đã được khai thông lời Phật, ý Tổ. Thâm ý nhà Thiền trong Giáo lý Ðại thừa, đã được Thầy Thích Thanh Từ khám phá từ công phu Thiền Định của Thầy.
Đúng ngày mùng 8 tháng 12 năm 1968, Thiền Sư – Thích Thanh Từ tuyên bố xuất thất, giữa bao niềm hân hoan của hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trên toàn Quốc. Nước cam lộ từ đây rưới khắp, suối từ bi trong vắt độ phàm nhân. Thất Pháp Lạc, xứng đáng là một linh hồn của Dòng Thiền Chân Không. Đánh dấu một giai đoạn chuyển mình, chính tại nơi đây, một bước ngoặc lớn, trong cuộc đời Tu hành của một vị Thiền Sư. Hoài bão Tu Thiền của Thầy, đã thai nghén bao năm trong đơn độc và thầm lặng, đến đây mới thật sự có điểm khởi phát và lớn dậy, để Phật Giáo – Việt Nam sau này, vinh dự đón nhận một ngôi sao sáng, trang lịch sử, Thiền sử Việt Nam khai mở, huy hoàng rực rỡ nhất vào cuối thế kỷ 20.
Tôi là kẻ nợ của Tăng – Ni và Phật tử, Thiền sư nói, ai biết đòi thì tôi trả trước, còn ai chưa biết đòi thì tôi sẽ trả sau. Cả cuộc đời Thầy, đã dốc hết sức mình để tìm ra chính Pháp, đặc biệt, là Thầy đã làm hồi sinh lại Dòng Thiền Tông đã bị mai một, từ Cổ Triều – Phật Hoàng – Trần Nhân Tông. Tạo điều kiện cho Tu Hành tinh tiến cho các Tăng Ni, thì Phật Pháp mới ngày càng lớn mạnh được. Niềm vui của Thầy, là hàng ngày thấy Tăng – Ni Tu hành tiến bộ, Hòa Thượng nói: Thầy gửi gắm hoài bão của Thầy, vào hết sự Tu tập nỗ lực của các con. Tăng – Ni Tu có niềm vui việc lớn được sáng, đó là biết thương, tưởng nhớ đến ta, bằng ngược lại thì Thầy thật là chưa đủ phúc, để được vui trước khi ta về với Phật. Bởi vì Thiền Tông – Việt Nam, là nguyện vọng khôi phục của Thầy, đặc biệt, là khôi phục Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, từ Cổ Triều – Phật Hoàng – Trần Nhân Tông, tâm nguyện của ta vẫn chưa được thành tựu.
Những thành tựu nổi bật đã đạt được, của Hòa Thượng Thích Thanh Từ.
Đại Lão Thiền Sư Hòa Thượng Thích Thanh Từ, đã từng làm rất nhiều chức vụ quan trọng, trong Giáo Hội Phật Giáo, từ năm 1960 đến năm 1964, cụ thể như những chức vụ: Phó Vụ Trưởng Phật học vụ, Giáo Sư kiêm Quản Viện Phật học Huệ Nghiêm, Vụ trưởng Phật học vụ, Giảng Sư Viện Đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Từ Nghiêm, Dược Sư…
Sau lễ hoàn khóa, Cao Trung chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã xin phép Tổ Thiện Hoa được về ẩn tu trên núi. Khi này Thầy đã thật sự giã từ phấn bảng, giã từ Phật học viện, vì tứ chúng Thầy đã miệt mài cùng năm tháng, thế nhưng “Tăng Ni” hai tiếng vẫn xoáy sâu vào lòng Thầy, để sau này “Thầy Trò” lại gặp nhau, chút duyên ấy thêm càng son sắt trên đỉnh Tương Kỳ.
Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, vào tháng tư năm 1966, đã dựng Pháp Lạc Thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi Thất lá, bốn thước đơn sơ vuông vức, với bộ Ðại Tạng Kinh, thế nhưng, một Thiền tăng nghèo đã ấp ủ, quyết nhận lại cho kỳ được, một hạt châu vô giá của chính bản thân mình.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ hiện tại còn sống không? Bị bệnh gì?
Đại hội Đại biểu Phật Giáo toàn Quốc, Giáo Hội – Phật Giáo Việt Nam lần thứ 8, đã suy tôn Đại Lão – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, chính thức giữ ngôi vị Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng minh Giáo Hội – Phật Giáo Việt Nam. Đại hội được tổ chức vào tháng 11 năm 2017.
Đại Lão – Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, hiện tại vẫn còn sống, nhưng vì tuổi của Sư Cụ khá cao, nên sức khỏe Cụ có phần rất yếu, vì do bệnh tuổi già. Cả một đời Cụ đã chu du trên toàn thế giới, để truyền bá tư tưởng Phật Pháp, và thành lập vô số những Thiền Viện, để làm nơi giảng dạy, những phương pháp Tu hành cho các Tăng – Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Tổng số Phật tử đã phát tâm quy y với Hòa Thượng là, 84.860 người, trong số đó có 9.600 người ngoại Quốc và 175.260 người trong nước.
THÁNH LỄ VÀ CẦU NGUYỆN CHO CÁC ÂN NHÂN
Thành Lập: Hội Từ Thiện Hồng Ân hay còn được gọi tắt là “Hội Hồng Ân”, được hình thành vào cuối năm 2011, khởi xướng từ một nhóm nhỏ các Tu sĩ, Linh mục Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ cùng bạn bè, thân hữu, là những cổ động viên. Nhìn về quê hương, khi được tận mắt chứng kiến những thiếu thốn, đau khổ tuyệt vọng của trẻ thơ, của người già nua bịnh tật, các thành viên cùng chung một hoài bão: cần làm một cái gì đó cho các chi thể đang đau khổ của Đức Kitô, phải làm cái gì đó cho những người “đồng bào” của chúng ta. Và thế là mọi người đã bắt tay vào việc thành lập chi Hội để “Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”.
Tình Trạng Pháp Lý: Hội Hồng Ân là chi nhánh “con” của Hội “Mẹ” là Hội Ái Hữu và Truyền Giáo Kontum (gọi tắt là KMF – Kontum Missionary and Friendship), dưới sự dìu dắt, cổ võ, khích lệ của Đức Ông chủ tịch Giuse Hoàng Minh Thắng (Roma) cùng ban Điều Hành của Hội. Đây là Hội Từ Thiện vô vị lợi và được công nhận là “Non Profit Organization”, số Federal Tax Identification là: #42-1757220. Vì thế, sự đóng góp của quý vị lớn hay nhỏ của quý vị cho Chi Hội Hồng Ân sẽ đều có giấy khấu trừ thuế của Hội.
Cộng Tác Viên: Cho đến năm 2020, Hồng Ân đã lần lượt mời nhiều Hội Dòng các Sơ dưới đây cùng cộng tác để phục vụ dân nghèo tại Việt Nam:
Miền Bắc: Dòng Trinh Vương Bùi Chu, Dòng Mân Côi Bùi Chu, Dòng Đa Minh Bắc Ninh, Dòng Hiệp Nhất Bắc Ninh, Dòng Đa Minh Thái Bình, Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá, và một số các Sơ dòng Thánh Phaolô tại Cao Bằng, Lạng Sơn.
Miền Trung: Dòng Mến Thánh Giá Huế, Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum, Hiệp Hội Chứng Nhân Đức Tin, Hiệp Hội Đa Minh Tin Mừng, Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ
Miền Nam: Dòng Đa Minh Thánh Tâm, Dòng Mến Thánh Giá Mỹ Tho.
Lý do chính mà Hồng Ân nhờ nhiều Hội dòng khác nhau cộng tác là vì mỗi Dòng đều có những “địa bàn” hoạt động riêng theo nhịp tiến của những bước chân khai phá mà Chúa Thánh Thần soi dẫn. Vì thế, mỗi Dòng thường có nhiều Tu viện hay cộng đoàn trải rộng trên nhiều vùng miền của đất nước, nhất là những nơi khô cằn, “xương xẩu”, nghèo nàn. Như vậy, các cộng đoàn khắp đó đây của các Dòng sẽ hỗ trợ cho những người cùng cực nhất ở nơi địa phương mình. Theo cách đó thì số các người nghèo khổ được chọn cũng trải rộng theo nhiều địa phương khác nhau qua nhiều thành phố, chứ không chỉ tụ ở 1 nơi.
Khi đến với người nghèo, các Sơ mang tặng cho họ không chỉ những món quà vật chất mà cả những món quà tinh thần là các lời động viên, thăm hỏi là những điều cần thiết không kém, để giúp mọi người vui sống và vượt qua được những thử thách do hoàn cảnh kém may mắn của họ.
1. Chương Trình “Ký Gạo Tình Thương”: nhằm cung cấp mỗi tháng 10 ký gạo (= 5 đô) cho những người nghèo, không còn sức lao động như các cụ già, các bệnh nhân phong cùi, bệnh nhân tâm thần, khuyết tật hoặc liệt lào. Chương trình này nhằm trợ giúp ưu tiên cho các cụ già neo đơn, nghèo khổ, trong đó có một số cụ phải chịu cảnh mù loà, nằm liệt giường, bữa no bữa đói; một số cụ khác sống lủi thủi một mình trong các túp lều lụp xụp, không con không cháu, hoàn toàn trông đợi vào sự giúp đỡ của láng giềng. Một số cụ hằng ngày
phải ra ngoài chợ ăn xin, được gì ăn nấy, thậm chí có những cụ ngày ngày đến những khu chợ, lượm nhặt từ những đống đồ ăn, rau quả hư thối mà người khác bỏ đi, để kiếm chút gì đó mang về ăn qua ngày. Rất nhiều cụ cảm thấy tủi thân, tủi phận với cuộc sống hết sức cơ cực, bấp bênh trong lúc tuổi già, sức yếu. Vì thế, chương trình này nhằm giúp lâu dài cho những đối tượng đã được chọn lọc kỹ lưỡng để họ có thể yên tâm sống những chuỗi ngày còn lại trong an bình.
2. Chương Trình “Tuỳ Cơ Ứng Biến”: nhằm giúp đỡ người nghèo tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh, như trong những ngày mùa Đông, Hồng Ân tặng chăn ấm, áo ấm cho những người đang chịu cảnh giá buốt; phụ giúp tiền học cho các gia đình đông con, túng thiếu; trợ cấp để mua thuốc men hoặc thức ăn bồi dưỡng cho những người bệnh tật… Vì thế, chương trình này gồm có các trợ giúp được biến báo, thay đổi tùy nhu cầu và hoàn cảnh như đúng với tên của chương trình “Tuỳ Cơ Ứng Biến”.
Tất cả những trợ giúp tài chánh của quý ân nhân gởi đến sẽ được gởi về Việt Nam vào đầu mỗi quý (tháng 1, 4, 7, 10) để có thể mau chóng chuyển đến các người nghèo khổ tại quê nhà.
Không phân biệt Tôn Giáo hay Sắc Tộc
Khi đến với người nghèo, Hồng Ân và quý Sơ không bao giờ phân biệt tôn giáo hay sắc tộc, nhưng nhìn tất cả mọi người bằng đôi mắt của tình thương: “Tất cả đều là con cái của Chúa, là anh em của chúng ta”. Vì thế, khi chọn người nghèo để giúp đỡ, các Sơ chỉ chọn theo hoàn cảnh neo đơn, nghèo túng, cùng cực… chứ không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc của họ.
Hội Hồng Ân luôn mong rằng những nỗ lực của chúng ta tuy không giải quyết hết những khó khăn hiện tại cho dân nghèo, nhưng sẽ góp phần sưởi ấm tình người, thêm niềm tin yêu vào cuộc sống và là những động lực, những khích lệ thúc đẩy người xấu số phấn đấu để vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của mình hầu có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Chủ Tịch: Đức Ông Giuse Hoàng Minh Thắng (Roma, Italia)
Tổng Thư Ký: Anh Chị Joseph và Lily (Houston, TX)
Tổng Thủ Quỹ: Ông Đào văn Đức (West Covina, CA)
Chi Hội Trưởng Hội Hồng Ân: Chị Jennie Ngọc (Houston, TX)
Quý vị sẽ thấy xuất hiện tên của Hội là
“KONTUM MISSIONARY & FRIENDSHIP”
đó là tên của Hội Mẹ, mà Hồng Ân là chi nhánh.
Như phóng viên Dân trí đã đưa tin, ngày 20/9, công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Phạm Thị Minh Phi (sinh ngày 21/2/1986) để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thời điểm bị bắt, bà Phi là Tổng giám đốc một spa chăm sóc sắc đẹp. Bà Phi là người từng đạt giải Hoa hậu thiện nguyện tại cuộc thi Hoa hậu doanh nhân Việt Nam 2022 được tổ chức tại Đà Nẵng.
Tại cuộc thi Hoa hậu doanh nhân Việt Nam 2022, bà Phi còn đạt danh hiệu Người đẹp công sở, Ban Tổ chức đánh giá là thí sinh có nhiều dự án vì cộng đồng và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Tại tối đăng quang cuộc thi, ca sĩ Ngọc Sơn cùng một số người trong Ban Tổ chức cuộc thi đã lên sân khấu trao vương miện cho Phi. Châm ngôn sống mà Phi chia sẻ trong cuộc thi là: Đừng sợ việc tiến chậm, hãy sợ việc đứng yên.
Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam được tổ chức mỗi năm 1 lần, bắt đầu từ năm 2019. Đây là cuộc thi nhan sắc dành cho các nữ doanh nhân đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, nước ngoài có độ tuổi từ 25 - 55 tuổi.
Sau cuộc thi, bà Minh Phi dường như không có hoạt động gì ở lĩnh vực nghệ thuật. Trên truyền thông, chỉ có một vài thông tin về bà khi đạt giải Hoa hậu thiện nguyện, Người đẹp công sở ở cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2022.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Phạm Thị Minh Phi là Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Mộc Hoa với nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh.
Tại tỉnh Lâm Đồng, Phi có 5 chi nhánh spa Mộc Hoa tại TP.Đà Lạt, TP.Bảo Lộc, huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà. Ngoài ra, chuỗi spa Mộc Hoa còn được đặt tại TP.Tân An (tỉnh Long An), TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), TP.Huế.
Trụ sở chính của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Mộc Hoa được đặt trên đường Phan Bội Châu (phường 1, TP.Đà Lạt). Tháng 11/2022, Công ty của Phi cũng được chọn vào TOP 50 thương hiệu vàng ASEAN 2022.
Ngày 21/9, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết ít nhất 4 cá nhân đã tố cáo bà Phi. Qua xác minh đơn tố cáo, các bị hại cho biết bà Phi đã dùng thông tin không có thật để lừa dối chiếm đoạt tài sản của họ.
Trong 4 người tố Phạm Thị Minh Phi lừa đảo đó có trường hợp ông N.N.D. (trú TP Đà Lạt) tố bị bà Phi lừa đảo, chiếm đoạt 1,8 tỷ đồng.
Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, ngày 30/10/2022, ông D. đã trao đổi với bà Phi về việc muốn hợp tác làm ăn trong lĩnh vực đất đai.
Ngay hôm sau, bà Phi nhắn tin qua zalo với ông D. về thỏa thuận mua 2 thửa đất liền kề tại huyện Lâm Hà, với giá 22 tỷ đồng và phải đặt cọc trước 3 tỷ đồng.
Đồng thời, bà Phi thông báo đã tìm được người mua lại 2 thửa đất này với giá 23,6 tỷ đồng, lợi nhuận rất cao.
Tin tưởng bà Phi, đầu tháng 11/2022, vợ chồng ông D. đã 2 lần chuyển số tiền 1,8 tỷ đồng thông qua tài khoản ngân hàng mang tên H.B.T. Tuy nhiên, người nhận lại là bà Phạm Thị Minh Phi.
Sau khi nhận được số tiền 1,8 tỷ đồng, bà Phi không sử dụng để đặt cọc mua đất như trên mà dùng để trả nợ cho người khác.