Hội đồng xét xử đánh giá tính chất vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm mất uy tín, lòng tin của nhân dân đối với quân đội.
Cựu tổng giám đốc Việt Á mong tòa "xem xét công trạng"
Trong hai ngày xét xử trước đó, mỗi khi được cảnh sát dẫn giải vào phòng xử, bị cáo Phan Quốc Việt cười tươi, gật đầu chào, thi thoảng quay sang nói chuyện với cựu thượng tá Hồ Anh Sơn và các bị cáo khác.
Bị cáo Hồ Anh Sơn tại phiên tòa ngày 29-12
Trả lời thẩm vấn, ông Việt cho biết Việt Á tham gia đề tài nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm với Học viện Quân y vì trước đó công ty của ông "đã là doanh nghiệp hàng đầu" trong ngành sản xuất kit xét nghiệm.
Cựu tổng giám đốc Việt Á cho hay "không có động cơ vụ lợi" vì khi xông vào tâm dịch chính bản thân ông chấp nhận hy sinh cả tính mạng. Ông Việt khẳng định "riêng về vấn đề xét nghiệm thì công trạng của Việt Á phải lớn hơn Bộ Y tế".
Trong khi đó, bị cáo Hồ Anh Sơn thừa nhận đã soạn văn bản cho Công ty Việt Á cùng nghiên cứu kit xét nghiệm với Học viện Quân y.
Các bị cáo trong phiên tòa chiều 29-12 - Ảnh: DANH TRỌNG
Đáng chú ý, trong phần tự bào chữa, bị cáo Sơn chỉ xin tòa đặt một câu hỏi: "Nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh như vậy với chất lượng hai bộ kit như vậy thì chúng ta chọn phương án nào?".
Đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư, bị cáo, viện kiểm sát khẳng định việc mua bán kit xét nghiệm giữa Công ty Việt Á và Học viện Quân y phục vụ cho việc phòng chống dịch diễn ra với rất nhiều hợp đồng, trong thời gian dài, nên "không còn là tình thế cấp thiết".
Đại diện viện kiểm cho rằng bị cáo Sơn là một nhà khoa học "không thể dùng kết quả nghiên cứu của người khác để đánh bóng tên tuổi, vụ lợi".
Nói lời sau cùng, cựu thượng tá Hồ Anh Sơn thừa nhận sai phạm, cho hay "nếu thời gian quay lại vẫn dấn thân nhưng chọn con đường đúng đắn".
Còn Phan Quốc Việt mong tòa xem xét công trạng của mình, giá trị của kit Việt Á, bối cảnh phạm tội, "hoàn toàn vì lợi ích chung của đất nước", để cho bị cáo mức án thấp nhất có thể.
Các bị cáo còn lại đều bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong tòa cân nhắc, cho hưởng chính sách khoan hồng.
Bản án xác định, trước tình hình dịch COVID-19 xuất hiện ở nước ngoài, có nguy cơ vào Việt Nam, ban giám đốc Học viện Quân y đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu bộ kit xét nghiệm COVID-19.
Do vụ lợi cá nhân, từ tháng 1-2020, Trịnh Thanh Hùng đã thông đồng với Phan Quốc Việt và Hồ Anh Sơn đưa Công ty Việt Á vào tham gia đề tài với vai trò là cơ quan phối hợp, sản xuất 20.000 test kit thử nghiệm. Sau đó để Việt Á được cấp phép, sản xuất thương mại trái pháp luật bộ kit.
Hành vi gian dối của các bị cáo đã gây thiệt hại gần 18,5 tỉ đồng. Ông Hùng bị cáo buộc nhận "lót tay" 350.000 USD từ Việt Á, ông Sơn nhận 2,5 tỉ đồng.
Ngoài ra, Phan Quốc Việt chi hơn 7,1 tỉ đồng cho nhóm cựu sĩ quan Học viện Quân y liên quan sai phạm trong đấu thầu vật tư y tế tại Bắc Ninh, Bắc Giang và TP.HCM, giai đoạn tháng 5 đến tháng 12-2021.
Tân Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup là ai
16 Tháng Mười Một, 2018 vimotvietnamxanh
HĐQT Tập đoàn Vingroup vừa thông qua quyết định miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Vingroup của bà Dương Thị Mai Hoa kể từ ngày 25/2.
Người được bổ nhiệm thay thế bà Mai Hoa là ông Nguyễn Việt Quang. Ông Quang sẽ đảm nhận cương vị Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup trong nhiệm kỳ 3 năm.
© Được VTC cung cấp Ông Nguyễn Việt Quang là tân Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.
Ông Nguyễn Việt Quang sinh ngày 28/11/1968, ở Hà Nội. Ông Quang là Thạc sỹ Luật, cử nhân Quản trị Kinh doanh – Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Vingroup, ông Nguyễn Việt Quang được bầu vào HĐQT của tập đoàn này từ tháng 4/2017.
Ông Quang cũng từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại nhiều công ty thành viên quan trọng của Vingroup như Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Nam Hà Nội, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sinh Thái, Chủ tịch Bệnh viện Vinmec, Chủ tịch Công ty Bảo vệ Vincom.
Ông Quang từng chia sẻ xe Vinfast chắc chắn sẽ không thua kém bất cứ một dòng sản phẩm cùng hạng nào, trong khi giá cả hoàn toàn phù hợp với người Việt, khi tập đoàn này đầu tư vào công nghiệp xe hơi.
Mới đây, ông Nguyễn Việt Quang tân Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup tiết lộ, Vinfast đang nghiên cứu thị trường trong ngoài nước để xây dựng được giá xe hợp lý nhất tại Việt Nam.
Theo ông Quang, dự kiến, Vinfast sẽ bắt đầu tiếp nhận các đơn hàng xe hơi từ đầu năm 2019.
Ngày 2/11/2024 , Trung tá Nguyễn Đạt được Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định giữ chức Phó TGĐ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Ông Nguyễn Đạt sinh năm 1981, 43 tuổi, là thành viên trẻ nhất trong Ban TGĐ Viettel hiện nay.
Ông Đạt gia nhập Viettel từ năm 2008, kinh qua nhiều vị trí, từ nhân sự về quản trị hệ thống đến cán bộ quản lý, giữ các chức vụ quan trọng.
Ông Đạt đã 2 lần giữ chức vụ Trưởng ban Kỹ thuật Tập đoàn, 2 lần đảm nhiệm vị trí người đứng đầu TCT Mạng lưới Viettel (VTNet). Ông Đạt cũng từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Movitel (Viettel Mozambique) và Tổng Giám đốc TCT CP Đầu tư quốc tế (Viettel Global).
Chủ tịch - TGĐ Tào Đức Thắng cho rằng, trong thời gian điều hành tại Mozambique, ông Nguyễn Đạt đã dẫn dắt Movitel vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng được chiến lược đúng và dài hạn, đặt nền móng cho sự lớn mạnh của Movitel sau này.
Có thể kể đến việc Movitel khôi phục hạ tầng mạng lưới sau 2 cơn siêu bão IDAI và Kenneth, đề xuất thành công lên Chính phủ Mozambique cấp miễn phí tần số kinh doanh 4G, miễn phí giấy phép hợp nhất các dịch vụ viễn thông và triển khai công nghệ không giới hạn hay giải quyết được nhiều vấn đề pháp lý cho thị trường, doanh thu đều tăng trưởng trên 20%…
Đến tháng 9/2022, ông Đạt nhận quyết định đảm nhiệm vị trí TGĐ TCT Mạng lưới Viettel sau hơn 1 năm là TGĐ TCT Đầu tư Quốc tế Viettel trước khi được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel.
Với vai trò Phó TGĐ Tập đoàn, ông Nguyễn Đạt sẽ phụ trách lĩnh vực kỹ thuật, vận hành khai thác và CNTT của Viettel.
Bà Vũ Tuyết Hằng là một doanh nhân người Việt Nam sinh ngày 17/07/1968 tại Nam Đinh. Bà hiện là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl.
Được biết, bà Vũ Tuyết Hằng nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT VIC nhiệm kỳ 2011 – 2015 kiêm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup (VIC). Bà tốt nghiệp Đại học Thương mại và có bằng Cử nhân Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương. Bà Hằng được bổ nhiệm vào HĐQT VIC từ năm 2011 và giữ vị trí Phó Tổng giám đốc từ năm 2010.
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-EVN ngày 5/7/2021 của HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bà Đỗ Nguyệt Ánh đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐTV EVNNPC từ ngày 1/8/2021. Căn cứ Quyết định số 126/QĐ-EVN của HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thiện - Phó Tổng Giám đốc được bổ nhiệm vị trí chức danh Thành viên HĐTV kiêm Tổng Giám đốc EVNNPC từ ngày 1/10/2021.
Chủ tịch HĐTV EVNNPC Đỗ Nguyệt Ánh sinh ngày 11/8/1972 đã có hơn 25 năm kinh nghiệm công tác tại Công ty Điện lực 1 (PC1) nay là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC). Bà Ánh đã trải qua nhiều vị trí công tác và mỗi vị trí đều là cơ hội để bà Ánh trải nghiệm thử thách, trau dồi kiến thức, đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Cách đây 2 năm (tháng 7/2019) bà Đỗ Nguyệt Ánh được bổ nhiệm và trở thành nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của ngành điện.
Ông Nguyễn Đức Thiện, sinh ngày 31/12/1970, có trình độ Thạc sĩ Kỹ thuật điện; Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Kỹ sư hệ thống điện; Kỹ sư kinh tế; cao cấp lý luận chính trị. Trước khi được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Thiện (từ 25/7/2019 đến 30/9/2021) đã có hơn 29 năm công tác tại cơ sở, từ Sở Điện lực Hải Hương đến Công ty Điện lực Hưng Yên.
Phát biểu tại lễ, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành gửi lời chúc mừng đến hai tân lãnh đạo của EVNNPC. Ông Dương Quang Thành tin tưởng, với mô hình hoạt động HĐTV và Ban Tổng Giám đốc, chức năng quản lý của Chủ tịch HĐTV và chức năng điều hành của Tổng Giám đốc được tách bạc với 2 cá nhân lãnh đạo là Bà Đỗ Nguyệt Ánh và ông Nguyễn Đức Thiện - những người hội tụ đầy đủ phẩm chất và năng lực, đủ đức và tài của thế hệ 7X, EVNNPC tiếp tục được dẫn dắt để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao.
Ông Thành cũng đề nghị bà Đỗ Nguyệt Ánh và ông Nguyễn Đức Thiện phát huy tinh thần đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo Tổng công ty và các đơn vị cũng như tăng cường sức mạnh trí tuệ tập thể, cùng nhau vì một mục đích phấn đấu để xây dựng EVNNPC luôn phát triển bền vững, giữ vị thế là một trong những Tổng công ty hàng đầu của ngành Điện lực Việt Nam.
Bị cáo Phan Quốc Việt (trái) và Hồ Anh Sơn tại phiên tòa chiều 29-12
Chiều 29-12, sau 3 ngày xét xử, Tòa án Quân sự thủ đô đã đưa ra phán quyết với 4 cựu sĩ quan thuộc Học viện Quân y, Phan Quốc Việt cùng 2 bị cáo khác trong vụ án liên quan Công ty Việt Á.
Phan Quốc Việt bị phạt 25 năm tù với cáo buộc thông đồng, ‘lót tay’ hàng tỉ đồng
Cụ thể, HĐXX đã tuyên các mức án như sau:
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tòa tuyên phạt bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ) mức án 15 năm tù.
Bị cáo Hồ Anh Sơn (cựu thượng tá, phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y) lãnh 12 năm tù.
Tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo Nguyễn Văn Hiệu (cựu đại tá, trưởng phòng trang bị vật tư) lãnh 7 năm tù; Ngô Anh Tuấn (cựu thiếu tá, trưởng phòng tài chính) bị phạt 4 năm tù; Lê Trường Minh (cựu thiếu tá, trưởng ban hóa dược) lãnh 6 năm tù; Vũ Đình Hiệp (phó tổng giám đốc Công ty Việt Á) lãnh 6 năm tù.
Bị cáo Phan Quốc Việt, tổng giám đốc Công ty Việt Á, bị tuyên phạt 25 năm tù (tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ 15 năm tù và tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng mức án 10 năm tù).