Hai Nước Xuất Khẩu Gạo Nhiều Nhất Thế Giới

Hai Nước Xuất Khẩu Gạo Nhiều Nhất Thế Giới

Ấn Độ đang thống trị là nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 40% khối lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Chỉ trong năm 2022, họ đã xuất khẩu gần 22 triệu tấn gạo tới hơn 140 quốc gia. Một phần lớn trong số này là gạo phổ thông có giá trị thấp dành cho các quốc gia có thu nhập thấp như Bangladesh, Nepal, và một số khu vực ở châu Phi gần Sahara. Ngoài ra có thể kể đến những quốc gia có khối lượng gạo xuất khẩu khác như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quôc, Brazil…

Ấn Độ – đất nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

Theo dự báo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục đứng vị trí dẫn đầu trong danh sách các quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới trong năm 2022, với hơn 25% thị phần toàn cầu. Thị trường xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ tập trung chủ yếu vào các nước châu Phi và châu Á, trong khi gạo basmati cao cấp của họ thường được xuất khẩu đến các quốc gia Trung Đông, Hoa Kỳ và Anh.

Hiện tại, dự trữ gạo của Ấn Độ đang đạt mức kỷ lục. Dự kiến, tiêu thụ gạo tại Ấn Độ sẽ tăng khoảng 2,3 triệu tấn vào năm 2022. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ giảm xuống khoảng 2,25 triệu tấn do tác động của sự suy giảm trong thương mại toàn cầu.

Ấn Độ – top nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Ấn Độ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2021, chiếm hơn 25% thị phần toàn cầu. Dự kiến sản lượng gạo xuất khẩu đạt khoảng 15.5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu gạo Ấn Độ non-basmati chủ yếu là các nước châu Phi và châu Á; còn với gạo basmati cao cấp chủ yếu xuất khẩu vào các nước Trung Đông, Hoa Kỳ và Anh.

Ngoài ra, tồn trữ gạo cuối năm giai đoạn 2021-2022 tăng 11.6 triệu tấn so với dự báo trước đó, đẩy mức tổng trữ lượng lên 34.5 triệu tấn. Dự trữ gạo của nước này hiện cũng đạt mức cao kỷ lục. Về mức tiêu thụ gạo của Ấn Độ thì dự kiến cũng sẽ tăng khoảng 2.3 triệu tấn vào năm 2022. Khối lượng xuất khẩu gạo Ấn Độ được dự báo sẽ giảm 2.25 triệu tấn so với năm năm 2021 trước sự suy giảm thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao kỷ lục thứ hai.

Brazil – vươn lên nằm trong những nước xuất khẩu lớn nhất

Từng là nước nhập khẩu gạo, Brazil đã tiến hành cải tiến và đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo nhờ vào việc mở rộng canh tác. Trong năm 2019, Brazil đã xuất khẩu khoảng 620.000 tấn gạo. Con số này tiếp tục tăng mạnh và đạt khoảng 1 triệu tấn gạo trong 8 tháng đầu năm 2020, thu về 400 triệu USD. Các nước xuất khẩu gạo chủ yếu của Brazil gồm Peru, Venezuela, Cuba và Costa Rica.

Thuế xuất khẩu đẩy giá gạo ở châu Á tăng cao

Theo Statista - một đơn vị thống kê dữ liệu toàn cầu, các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới vào năm 2021 là Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Mỹ. Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Năm ngoái, Ấn Độ đã xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo, đạt mức kỷ lục.

Theo hãng tin Reuters, một đại lý tại thành phố Mumbai (Ấn Độ) của một công ty thương mại toàn cầu cho biết, Ấn Độ là nhà cung cấp gạo rẻ nhất, điều này đã phần nào bảo vệ các nước châu Phi như Nigeria, Benin và Cameroon thoát khỏi áp lực của giá lúa mì và ngô tăng vọt.

Tuy nhiên, Lý Quốc Tường - nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Nông thôn thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc – cho biết, sau khi áp thuế xuất khẩu, "chi phí xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tăng lên. Vì lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ chiếm 40% tổng lượng gạo toàn thế giới, động thái này có thể đẩy giá gạo trên thị trường quốc tế tăng cao".

Theo hãng tin Bloomberg, B.V. Krishna Rao - chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ - dự đoán rằng, giá gạo trắng xuất khẩu sẽ vượt mức 400 USD/tấn, trong khi giá tại cửa khẩu ở nước người bán hiện tại là 350 USD.

Còn nhà nghiên cứu Lý Quốc Tường nhận định: "Giá gạo tăng cao sẽ làm gia tăng gánh nặng kinh tế và khiến các nước thu nhập thấp và thiếu lương thực gặp nhiều khó khăn hơn."

Việt Nam – Top nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

Việt Nam xuất khẩu gạo thứ mấy thế giới ? Theo USDA, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí thứ hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2021. Là một trong những nước phát triển từ nền văn minh lúa nước, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Do đó, Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng gạo toàn cầu.

Hiện nay, hạt gạo Việt có mặt trên hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng khối lượng và kinh ngạch xuất khẩu gạo Việt trong 11 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 5.7 triệu tấn với 3 tỷ USD. Riêng tháng 11/2021, giá gạo xuất khẩu rơi vào khoảng 527.28 USD/tấn, tăng 7%; trong khi đó giá gạo trong nước vẫn giữ mức ổn định.

Cục An toàn thực phẩm (VFA) cũng dự báo sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn tiếp tục đạt trên 6 triệu tấn vào năm 2022. Theo nhiều doanh nghiệp, thời điểm cuối năm và cận Tết nguyên đán là khoảng thời gian thấp điểm, hoạt động xuất khẩu có xu hướng chậm lại. Dù các doanh nghiệp đã chủ động hơn đối với các đơn hàng xuất khẩu đến quý I/2022, giá tàu biển vẫn rất cao, ảnh hưởng nhiều việc vận chuyển và nguồn hàng cung ứng.

Là nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc được biết đến là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu gạo lớn nhất. Tỷ lệ dự trữ cũng rất cao. Xét về tổng thể, thị trường này chiếm một vai trò quan trọng đối với việc xuất và nhập khẩu. Các nước xuất khẩu gạo chính của Trung Quốc chủ yếu là khu vực lân cận như Hàn Quốc, Mông Cổ, Hồng Kông,…

So với năm trước, Trung Quốc chiếm phần lớn trong tổng mức tăng dự kiến về tiêu thụ gạo toàn cầu. Tổng tiêu thụ gạo của nước này dự báo tăng từ 5.4 triệu tấn, đẩy tổng lượng gạo tiêu thụ tổng thể lên 155.7 triệu tấn. Đồng thời việc sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi và phục vụ ngành công nghiệp vẫn chiếm đa số mức tăng dự kiến của nước này giai đoạn 2021-2022.

Đáng chú ý là Lệnh 248, 249 đối với các loại nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bao bì đóng gói,… lần lượt được đưa ra. Quy định này mở ra thách thức mới cho các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tỷ dân.

Sau lúa mì và đường, Ấn Độ "ra tay" đối với gạo

Chính phủ Ấn Độ ngày 8/9 thông báo, từ ngày 9/9 bắt đầu đánh thuế xuất khẩu 20% đối với các loại gạo không phải gạo đồ và gạo basmati, đồng thời cấm xuất khẩu gạo tấm.

Theo tờ Wall Street Journal, Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cho biết, các bang sản xuất ngũ cốc chính là Uttar Pradesh, Tây Bengal và Bihar có lượng mưa và gió mùa không đủ trong tháng 6, lượng mưa không ổn định trong tháng 7 và tháng 8, khiến cho diện tích trồng lúa giảm 13%, từ 26,7 triệu ha năm trước xuống còn hơn 23,1 triệu ha trong năm nay.

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Trung ương Ấn Độ, CPI tháng 8 của Ấn Độ đã tăng lên 7% từ mức 6,71% trong tháng 7, chấm dứt xu hướng giảm trong ba tháng qua. Trong đó, giá ngũ cốc và các sản phẩm làm từ ngũ cốc đã tăng 9,57%.

Theo tờ Financial Times, Ashok Gulati - giáo sư tại Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế Ấn Độ - cho biết, việc hạn chế xuất khẩu sẽ "giúp kiềm chế lạm phát lương thực trong nước".

Theo trang China News, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung trong nước bị thu hẹp và lạm phát, lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo tấm và thuế xuất khẩu mới là động thái lớn thứ ba của Ấn Độ nhằm hạn chế xuất khẩu lương thực trong năm nay.

Sau tháng 3 và tháng 4 nóng nhất của Ấn Độ trong hơn 100 năm, do lo ngại về một đợt nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở khắp mọi nơi, Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường vào tháng 5.

Diện tích trồng lúa tại Ấn Độ đã giảm 13%, từ 26,7 triệu ha năm trước xuống còn hơn 23,1 triệu ha trong năm nay. Ảnh: China News