Sa Huỳnh Du Lịch

Sa Huỳnh Du Lịch

(Baoquangngai.vn)- Nghề làm muối ở Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ) không chỉ là nghề truyền thống mà hiện nay còn gắn liền với di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh. Điều này đã mở ra cơ hội lớn để vùng chuyên canh muối Sa Huỳnh phát triển du lịch cộng đồng và nâng cao giá trị nghề muối có tuổi đời hàng trăm năm này.

Đặt vé xe, máy bay, khách sạn và thanh toán mọi chi phí du lịch thật dễ dàng chỉ với ứng dụng ZaloPay

Để chuyến đi Sa Pa của bạn thuận lợi và có được những trải nghiệm trọn vẹn hơn, bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Hiện nay, ứng dụng ZaloPay hỗ trợ bạn một số tính năng hữu ích như đặt vé xe, đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn. Sau khi nắm rõ bản đồ du lịch Sa Pa và xác định địa điểm cần đến, bạn chỉ cần sử dụng ZaloPay là có thể đặt vé một cách dễ dàng, nhanh chóng. Bằng cách này, bạn sẽ không phải mất thời gian tìm hiểu trên các trang web hay di chuyển đến tận điểm bán vé.

Với ứng dụng ZaloPay, chuyến du lịch Sa Pa của bạn cũng không cần thiết phải mang theo nhiều tiền mặt. Mọi chi phí mua sắm, ăn uống, lưu trú đều có thể thực hiện thông qua ứng dụng chỉ với vài thao tác đơn giản. Lựa chọn thanh toán qua ZaloPay không chỉ tiện lợi, an toàn mà bạn còn có cơ hội nhận được những khuyến mãi hấp dẫn, tối ưu chi phí cho chuyến đi.

Khi có bản đồ du lịch Sa Pa trong tay, bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch khám phá vùng đất này. Dưới đây là địa điểm vui chơi tại Sa Pa mà bạn không nên bỏ lỡ:

Sở dĩ ngọn núi này có tên núi Hàm Rồng bởi núi có mỏm đá hình đầu rồng. Núi hàm Rồng hùng vĩ với độ cao từ 1.450 đến 1.800 mét. Đến núi Hàm Rồng, bạn sẽ có cơ hội chinh phục đỉnh Hàm Rồng và phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh quan núi rừng trùng điệp. Không chỉ vậy, đặt chân đến núi Hàm Rồng, bạn sẽ như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh với những vườn hoa khoe sắc, vườn đá Thạch Lâm, vườn đào, vườn tượng 12 con giáp, vườn lan,... Săn mây ở Cổng Trời cũng là trải nghiệm có 1 không 2 khi đến với nơi đây.

Từ núi Hàm Rồng trở về, bạn có thể đi vào trung tâm thị xã Sa Pa và ghé thăm nhà thờ Đá. Đây là nơi sinh hoạt tôn giáo của người dân địa phương và cũng là địa điểm thu hút nhiều du khách tham quan. Nhà thờ Đá Sa Pa được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp và khởi công vào năm 1835. Nhà thờ chủ yếu được xây bằng đá, mang phong cách kiến trúc Gothic rất cổ kính nhưng cũng không kém phần sang trọng.

Nhà thờ Đá Sa Pa - địa điểm được nhiều du khách đến tham quan (Nguồn: Internet)

Bản Cát Cát chỉ cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 2km. Đây là bản làng của người Mông, hiện còn lưu giữ nhiều phong tục và nghề thủ công truyền thống như dệt vải, chế tác trang sức,... Theo con đường dẫn lên bản Cát Cát, bạn sẽ được nhìn ngắm phong cách núi rừng, các thửa ruộng bậc thang và những ngôi nhà nhỏ của người dân địa phương. Tại đây, bạn có thể thuê trang phục của người Mông để dạo chơi và chụp ảnh.

Ngoài bản Cát Cát, Lao Chải - Tả Van cũng là 2 bản nhỏ tại Sa Pa, rất thích hợp với những ai yêu thích vẻ hoang sơ, bình dị của núi rừng Tây Bắc. Hai bản làng này là nơi sinh sống của người Mông, Dao, Giáy,... Ấn tượng của du khách khi đến với bản chính là bãi đá cổ độc đáo dọc đường, những thửa ruộng bậc thang và núi đồi trải dài tít tắp. Đây cũng là cơ hội để bạn khám phá cuộc sống của người dân, mua sắm và trải nghiệm tại phiên chợ vùng cao.

Đỉnh Fansipan nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn và được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi được chinh phục đỉnh núi cao 3.143 mét. Từ đỉnh Fansipan nhìn xuống, bạn sẽ nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng không kém vẻ thơ mộng và hữu tình. Nếu không đủ sức leo núi, bạn có thể mua vé tàu leo núi hoặc đi bằng cáp treo.

Đèo Ô Quy Hồ được mệnh danh là con đèo đẹp nhất Sa Pa, và cũng là điểm vui chơi, check-in yêu thích của nhiều du khách. Trên bản đồ du lịch Sa Pa, đèo Ô Quy Hồ là con đèo nối hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Để chinh phục đèo, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc mua vé đi cáp treo.

Địa hình đèo Ô Quy Hồ rất hiểm trở, hai bên đèo là vực sâu và những vách đá nhọn hoắt đầy thử thách cho các tay lái. Đỉnh đèo Ô Quy Hồ cao gần 2.000 mét và còn được gọi là Cổng Trời. Đứng trên đỉnh đèo, bạn có thể ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang và những cung đường quanh co, uốn lượn. Dọc đường lên đèo cũng có các lán hàng bán đồ ăn, thức uống, đặc sản địa phương nên bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi.

Trong hành trình chinh phục những địa danh trên bản đồ du lịch Sa Pa, bạn còn có cơ hội được thưởng thức những món ăn ngon, đặc sản vùng núi Tây Bắc. Dưới đây là những món ăn đặc sắc mà bạn nhất định phải thử khi đến với Sa Pa:

Cốn sủi là món ăn được làm từ nguyên liệu chính là sợi mì dẹt giống bánh phở, khoai chiên giòn, trứng luộc, thịt ba chỉ ăn kèm nước sốt sánh đặc, nêm nếm thêm tiêu ớt. Để tăng hương vị, bạn có thể thưởng thức cốn sủi với rau bạc hà.

Thắng cố Sa Pa được làm từ thịt và nội tạng ngựa, trâu hoặc bò. Những miếng thịt, nội tạng được thái miếng vuông nấu cùng 12 loại gia vị là: sả, gừng, quế chi, thảo quả,... Thắng cố thưởng thức như lẩu, ăn kèm cùng các loại rau nhúng là cải và ngồng su hào.

Bún chả Sa Pa không giống với bún chả Hà Nội. Bún chả ở đây nóng hổi với nước dùng có vị ngọt thanh, chua dịu được nấu từ nước hầm xương, cà chua và mẻ, ăn với rau thơm. Chả ăn kèm bún là chả chiên, kết hợp với cả thịt nướng và mọc.

Phở chua Sa Pa thực chất là món phở trộn được chế biến từ các nguyên liệu như bánh phở, thịt xá xíu, rau thơm, dưa chua, xoài, đậu phộng, hành phi và nước sốt đậm đà. Món ăn tuy đơn giản nhưng lại dễ gây thương nhớ cho những ai đã từng thưởng thức.

Lợn cắp nách lớn nhỏ khoảng 6kg. Đây là loại lớn lai giống lợn rừng và lợn Mường, được nuôi thả rông nên thịt rất săn chắc, dai mềm. Thịt lợn cắp nách ngon nhất là được nướng chín vàng trên than hồng.

Gà đen hay còn được gọi là gà ác, được người Mông ở Sa Pa nuôi thả vườn. Gà đen nhỏ, chỉ nặng khoảng 300g - 1kg. Thịt gà chắc, dai ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Gà đen thường được chế biến thành nhiều món như luộc, gà tần. Đặc biệt nhất là món gà đen nướng mật ong ăn kèm lá bạc hà và chấm muối tiêu chanh.

Bánh hạt dẻ cũng là món ăn yêu thích của du khách và thường được mua làm quà. Bánh được làm từ vỏ bột mì và nhân hạt dẻ xay nhuyễn trộn với đường. Sau đó, bánh được chiên chín vàng trên chảo dầu.

Với người dân Sa Pa, cơm lam là một món ăn truyền thống, mang nét văn hóa đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Cơm lam được nấu trong ống tre có phần vỏ giòn và bên trong rất mềm dẻo. Cơm lam ngon nhất khi được ăn kèm muối mè và thịt xiên nướng.

Mèn mén là món ăn truyền thống của người Mông, được làm từ ngô tẻ. Ngô sau khi thu hoạch sẽ được tách hạt và xay thật mịn. Bột ngô trộn với nước theo tỷ lệ nhất định để có hỗn hợp không quá nhão cũng không quá khô. Sau đó, hỗn hợp này được đồ hai lần trên bếp lửa đến khi nở chín, dẻo tơi, dậy mùi thơm.

Thịt gác bếp Sa Pa được làm từ thịt trâu. Món ăn này do người Thái Đen sáng tạo ra. Thịt trâu sau khi được tẩm ướp gia vị sẽ được gác trên bếp để sấy khô. Thịt trâu gác bếp sẽ thường được ăn kèm với chẩm chéo (được làm từ ớt, tỏi và hạt mắc khén) giúp món ăn thêm đậm vị.

Trên đây là bản đồ du lịch Sa Pa với những địa điểm vui chơi mà bạn có thể tham khảo để lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi đến với mảnh đất này. Đừng quên theo dõi ZaloPay để đặt vé, thanh toán các chi phí một cách nhanh chóng và tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Sa Pa là một điểm du lịch cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng hơn 30 km. Nằm ở độ cao trung bình 1500 – 1800 m so với mặt nước biển, Thị Trấn Sapa luôn chìm trong làn mây bồng bềnh, tạo nên một bức tranh huyền ảo đẹp đến kỳ lạ. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ, với nhiệt độ trung bình 15-18°C.

Khách du lịch đến đây không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc, mà Sapa còn là điểm đến để bạn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước, những ngọn vúi hùng vĩ, khám phá những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên núi như : H’Mong đen, Dzao đỏ, Tày, Dzáy…

Vẻ đẹp của thị trấn Sapa nhìn từ trên cao

Sapa có đỉnh Fanxipang cao 3.143 m trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là mỏ của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.

Sapa có Núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sapa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.

Sapa còn có Nhà Thờ Đá cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.

Ruộng bậc thang – một trong những nét đẹp của Sapa

Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.

Từ thị trấn Sapa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dzao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm. Sapa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.

Chợ phiên Sapa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sapa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dzao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.